Hộ Quốc Phu Nhân - Nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam

Nhắc đến Hồ Ly Tinh thì hầu hết tất cả mọi người đều nghĩ đó là một loài yêu tinh xinh đẹp và nguy hiểm bậc nhất, đàn ông say mê, đàn bà căm ghét. Tất cả Hồ Ly Tinh đều là con cái, sở hữu khả năng biến hóa thành người, thường vô cùng xinh đẹp, thông minh, có sức quyến rũ lạ kỳ. Nhưng không phải Hồ Ly Tinh nào cũng xấu xa, độc ác, tiêu biểu như chuyện Hồ Ly được phong làm Hộ Quốc Phu Nhân và được nhắc tới trong một thần tích về vua Lê Thái Tổ. Hãy theo dõi bài viết bên dưới để biết rõ hơn về Hộ Quốc Phu Nhân.

1. Hộ Quốc Phu Nhân thực chất là ai?

Trong các thần thoại và truyền thuyết ở những nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, hồ ly tinh là các gọi những con cáo sống lâu năm, tự tu luyện, hoặc có cao nhân chỉ điểm mà hấp thu tinh hoa trời đất để thành tinh. Chúng tu luyện một trăm năm thì ba cái đuôi sẽ mọc ra và được gọi là Yêu Hồ, tu luyện đến 1000 năm thì chuyển sang loài Lục vĩ ma Hồ hay còn gị là cáo sáu đuôi, và cứ như vậy, khi đến được cảnh giới là chính đuôi Cửu vĩ thiên hồ thì chúng có thể hóa thành người.

Hộ Quốc Phu Nhân được gắn liền với hình ảnh hồ ly tinh - Hộ Quốc Phu Nhân - Nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam
Hộ Quốc Phu Nhân được gắn liền với hình ảnh hồ ly tinh

Hồ ly thông thường không có khả năng thụ thai và sinh đẻ với tất cả đàn ông. Các hồ ly tinh con sinh ra được là do mẹ nó đã được uống thuốc tiên nghìn năm. Hồ ly tinh có ám ảnh đặc biệt với con số 7 nhưng lại rất thích con số 8. Hồ ly tinh cái sau khi biến thân thành người thường rất xinh đẹp, có trí thông minh, có sức hấp dẫn cuốn hút. Và một số trong chúng sử dụng lợi thế đó để hút hồn đàn ông và sau đó sẽ làm mọi cách để hút khô máu hoặc ăn thịt họ cho đến chết, còn một số khác rất hiền lành không hại người hoặc chỉ làm hại đến con người khi chúng bị loài người đe dọa.

Truyện xưa kể rằng, hồ ly tinh có một viên ngọc gọi là quả cầu ngôi sao, phát sáng với ngọn lửa hồ ly. Khi trong hình dạng thực, hồ ly tinh giữ viên ngọc trong miệng hoặc trên chiếc đuôi của nó. Viên ngọc ấy chứa sức mạnh huyền bí và linh hồn của hồ ly tinh. Bên cạnh khả năng biến hóa thành con người, hồ ly còn có khả năng điều khiển lửa và sấm chớp từ những chiếc đuôi hoặc phun ra tia lửa. Và một số con khác có thể tạo ra ảnh ảo, biến óa giấc mộng hoặc bay nhảy. 

Đặc biệt hơn những hồ ly cấp cao hơn có thể biến hóa không gian, thời gian và biến thành cây cỏ hay là một mặt trăng thứ hai. Tuy nhiên, năng lực nổi tiếng nhất dẫn đến việc hồ ly tinh là hình tượng thường bị người ta căm ghét và sợ hãi nhất đó là năng lực biến thành người đẹp. 

2. Hộ Quốc Phu Nhân trong hình dung của người Việt

Trong tập “Vũ trung tùy bút”, Phạm Đình Hổ có chép lại truyền thuyết về hồ ly được phong làm Hộ Quốc Phu Nhân, chứng minh cho việc không phải hồ ly tinh nào cũng độc ác mà thậm chí còn là biểu tượng của điềm lành, nơi nào có hồ ly là thiên hạ thái bình. Truyền thuyết đã kể rằng thời quân Lam Sơn chưa mạnh, Lê Lợi bị đánh bại, các tướng sĩ tan tác mỗi người một nơi. Khi bị quân Minh đuổi theo, Lê Lợi đã trốn vào trong rừng sâu tới khu vực Đồng Giao – Tam Điệp, và trông thấy xác của một cô gái trẻ trên bãi cỏ. Lúc ấy, ông mới bèn rút gươm đào tạm một cái huyệt để chôn cô gái ấy. Vua vừa chôn cất vừa cầu khấn: “Nàng mà phù hộ cho ta chạy thoát, thì ngày sau tất sẽ bào đền” để cô gái phù hộ cho ông được thoát nạn này.

Quân Minh đã đuổi theo gần đến nơi, Lê Lợi đã bèn trốn vào một gốc cây to rỗng ruột, xung quanh toàn là bụi rậm. Quân Minh đã dẫn chó săn để đi lục tìm khắp nơi cho bằng được, mấy con chó cứ sủa vào trong bụi rậm, nên quân lính đâm bừa ngọn giáo vào trong, nào ngờ trúng đùi của ông. Lê Lợi vội lấy vạt áo để chùi vết máu ở mũi giáo. Quân Minh rút giáo ra không thấy gì bất thường nhưng chó vẫn cứ sủa. Do đó, quân Minh định dùng lửa đốt cây thì trong gốc cây có một con cáo trắng chạy ra để đánh lạc hướng của quân giặc, chó săn bèn đuổi theo. Quân giặc nổi giận và chém chết ngay con chó rồi nói: “Ta nuôi mày có phải chỉ dùng đi săn cáo đâu”. Nói rồi, chúng kéo đi, Vua mới được thoát nạn.

Tác phẩm Vũ Trung tùy bút cũng đã từng nhắc đến Hộ Quốc Phu Nhân
Tác phẩm Vũ Trung tùy bút cũng đã từng nhắc đến Hộ Quốc Phu Nhân

Lê Lợi thoát được nạn và cho rằng linh hồn của người con gái đã chết lúc nãy hóa thành cáo để cứu mạng ông. Ông đi đến nấm mộ của cô gái để vái tạ. Sau này lên ngôi vua, ông mới lập một ngôi đền tại nơi đây và sắc phong cho người con gái ấy là Hộ Quốc Phu Nhân. Cũng theo lời của Phạm Đình Hổ, về sau tại kinh thành, trong sân rồng ở nội điện, bên võ ban cũng đặt một bức tượng của Hộ Quốc Phu Nhân, đầu người thân hồ ly, hình dáng một thiếu nữ búi tóc cài trâm vô cùng xinh đẹp.  

Hồ ly là cáo đã tu luyện mà thành, nhưng dù có thần thông quảng đại đến đâu chúng vẫn giữ được những nét đặc trưng giống loài của mình, đặc biệt là sự tinh ranh trong mối quan hệ đối nhân xử thế. Chúng thích điều khiển người khác theo ý muốn, có thể tùy mục đích và quá trình tu luyện mà xem nó là trò tiêu khiển hoặc giết người. Đa phần hồ ly tinh đều được miêu tả như loài tráo trở, chúng đến và bỏ đi sau khi đã thỏa mãn được mục đích. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, một khi đã mang ơn hay hẹn ước một điều gì đó, chúng sẽ nhất quyết làm theo cho dù kể cả phải đánh đổi bằng cả sinh mạng của chính bản thân, như truyền thuyết về Hộ Quốc Phu Nhân trong thần tích về vua Lê Lợi ở trên chẳng hạn.

Qua bài viết này, hi vọng các bạn đọc có thể hiểu biết thêm về tiểu sử của Hộ Quốc Phu Nhân và còn biết thêm được một điều rằng hồ ly tinh không phải chỉ là giống loài xấu xa mà còn là một giống loài biết đền đáp cho người đã giúp chúng.

Xem thêm:


Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Các vị thần tiêu biểu trong thần thoại Ấn Độ

Các vị thần tiêu biểu trong thần thoại Ấn Độ

Trong thần thoại Ấn Độ, vũ trụ được tạo ra và điều khiển bởi 3 vị thần tối cao được...

Ý nghĩa truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thuỷ

Ý nghĩa truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thuỷ

Mị Châu Trọng Thủy là truyền thuyết nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam, kể về sự tồn tại...

Văn học dân gian là gì? Những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng nhất

Văn học dân gian là gì? Những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng nhất

Văn học dân gian là gì, những đặc trưng cơ bản của chúng là điều cơ bản mà bạn nên biết khi tìm...

Giải thích ý nghĩa câu bao giờ cho đến tháng Mười

Giải thích ý nghĩa câu bao giờ cho đến tháng Mười

Câu “Bao giờ cho đến tháng Mười” bởi vì tháng Mười chứa đựng rất nhiều mong đợi về thay đổi...

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Lời bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn tuy rất giản dị nhưng lại mang ý nghĩa thật to lớn, bài ca dao...

Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Bao giờ cho đến tháng ba là một bài ca dao hay miêu tả một bức tranh phong phú về thế giới tự nhiên...

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Có thể nói rằng câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là một lời dạy bảo, răn đe...

Bài đồng dao cho thiếu nhi: Ba bà đi bán lợn con

Bài đồng dao cho thiếu nhi: Ba bà đi bán lợn con

Ba Bà Đi Bán Lợn Con là cuốn sách nằm trong Bộ sách “Cùng bé học đồng dao” của tác giả Hà Hoa sưu...

Truyện xem nhiều nhất
Những bài đồng dao dân gian Việt Nam hay nhất dành cho thiếu nhi

Những bài đồng dao dân gian Việt Nam hay nhất dành cho thiếu nhi

Những bài đồng dao dân gian Việt Nam thường là những bài thơ, câu vè có vần điệu vui nhộn, hóm hỉnh,...

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”, đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da...

Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm

Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm

Truyện cậu bé Tích Chu kể về một cậu bé ham chơi không quan tâm đến bà của mình. Đến khi cậu nhớ...

Ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám - câu chuyện về lòng lương thiện của người Việt

Ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám - câu chuyện về lòng lương thiện của người Việt

Tấm Cám là truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ và đem đến nhiều ý nghĩa...

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Từ xa xưa, ông cha ta đã cho ra đời câu thành ngữ sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong...

Sự tích quả dưa hấu và ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng

Sự tích quả dưa hấu và ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng

Sự tích quả dưa hấu là câu chuyện dân gian quen thuộc với mỗi người Việt Nam nhưng ẩn sâu trong đó...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…