Các vị thần tiêu biểu trong thần thoại Ấn Độ

Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tôn giáo lớn nhất ở Ấn độ, tín đồ chiếm khoảng 80% dân số nước Ấn. Trong thần thoại Ấn Độ, vũ trụ được tạo ra và điều khiển bởi 3 vị thần tối cao được gọi chung là Trimurti, bao gồm Brahma – Đấng Tạo hóa, Vishnu – Đấng Bảo hộ của vạn vật và Shiva – Đấng Hủy diệt. Bên cạnh đó, Ấn Độ giáo có những vị thần tiêu biểu khác được người dân thờ cúng hàng ngày tại nhà.

1. Thần Brahma

Thần Brahma được cho là một vị thần tối cao sáng tạo và lèo lái vũ trụ, đấng tạo hóa của vạn vật trên thế gian, vị thần tạo ra con người và sáng tạo ra kinh Vệ Đà – bộ kinh được coi là suối nguồn tri thức của nền văn minh Ấn Độ. Thần Brahma được miêu tả là vị thần có 4 đầu, 4 gương mặt tượng trưng cho 4 hướng Đông, Tây, Nam và Bắc, 4 cánh tay tượng trưng cho 4 phần của kinh Vệ Đà, râu tóc trắng xóa tượng trưng cho sự trường cửu. Ông là vị thần duy nhất không cầm theo bên mình bất kỳ loại vũ khí nào. Biểu tượng của thần Brahma là loài thiên nga. Đây là thú cưỡi của thần Brahma và cũng là sự tượng trưng cho ân điểm và sự sáng suốt của thần.

Hình ảnh của vị thần Brahma
Hình ảnh của vị thần Brahma

2. Thần Vishnu

Vị Thần Vishnu trong thần thoại Ấn Độ

Thần Vishnu là một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Ấn Độ và là vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất. Đây là thần bảo hộ của vạn vật, vị thần bảo vệ cho thế gian tránh khỏi cái ác và tai họa, thường xuất hiện trong nhiều hóa thân khác nhau, xuống trần giúp con người chống lại ma quỷ. Vishnu là vị thần uy phong đôi khi dữ tợn. Nhưng nói chung ông là vị thần tử tế và ít gây khiếp sợ hơn thần Shiva nhiều. Các vật biểu trưng của thần gồm một cây thùy liên quan với sức mạnh kiến thức, một vỏ ốc tù liên quan với nguồn gốc sự sống, một bánh xe liên qua với các quyền năng sáng tạo và hủy diệt, hoa sen liên quan với mặt trời, với cây đời sống từ lỡ rốn thần Vishnu mọc ra. Vật cưỡi của thần là con chim huyền thoại Garuda. Vợ của ông là Lakshmi, nữ thần của sự giàu có và may mắn.

3. Thần Shiva

Thần Shiva được mệnh danh là kẻ hủy diệt và kẻ biến hóa. Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng. Thần Shiva được thể hiện với 4 cánh tay và một con mắt thứ ba, con mắt nội gián, ở giữa trán. Ông thường đeo một con rắn trên cổ làm chiếc vòng, một con nữa ở ngang hông và nhiều con quấn quanh cánh tay. Tuy thường đem lại sự chết chóc nhưng Shiva cũng chính là vị thần kiểm soát bệnh tật vì thế người ta vẫn cầu khẩn đến vị thần này mỗi khi muốn vượt qua bệnh tật và chết chóc. Vũ khí của thần Shiva là một cây đinh ba, còn thú cưỡi của ông là một con bò.

Hình ảnh thần Shiva
Hình ảnh thần Shiva

4. Thần Lakshmi

Hình ảnh vị thấn Lakshmi trong thần thoại Ấn Độ

Trong thần thoại Ấn Độ, thần Lakshmi là nữ thần đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng, vận may và sắc đẹp, bà cũng chính là vợ của thần Vishnu. Lakshmi xuất hiện trong hình dạng một nữ thần xinh đẹp với màu da vàng. Bà thường mặc trang phục với sắc màu đỏ và vàng, thể hiện sự sung túc thịnh vượng. Theo đó, 4 cánh tay của bà đại diện cho 4 mối bận tâm lớn nhất của đời người: sự công bằng, lòng ham muốn, của cải sung túc và sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trên những bàn tay của nữ thần Lakshmi thường chảy ra những đồng tiền vàng quý giá mà nữ thần ban tặng cho những kẻ cầu khấn bà. Đi bên cạnh nữ thần luôn có sự hiện diện của 2 con voi trắng đang phun nước từ vòi, tượng trưng cho sự liên quan mật thiết của bà với nguyên tố nước.

5. Thần Saraswati

Thần Saraswati là thần của tri thức âm nhạc, nghệ thuật và thiên nhiên. Bà là vợ của thần Brahma và cũng là một trong ba vị thân nữ cùng nhau hỗ trợ các nam thần là Brahma, Vishnu và Shiva trong sự sáng tạo, duy trì sự sống và sự hủy diệt của vũ trụ. Nữ thần Saraswati được miêu tả là một phụ nữ xinh đẹp mặc đồ trắng tinh khiến, thường ngồi trên một bông sen trắng, tượng trưng cho ánh sáng, kiến thức và sự thật. Saraswati không chỉ là hiện thân của kiến thức mà còn là kinh nghiệm của thực tế cao nhất. Biểu tượng của bà là các chủ đề màu trắng từ trang phục đến hoa sen thiên nga – màu sắc tượng trưng cho Sattwa Guna hoặc sự thuần khiết, phân biệt đối xử cho kiến thức thực sự, sự sáng suốt và trí tuệ.

Hình ảnh thần Saraswati
Hình ảnh thần Saraswati

6. Thần Parvati

Hình ảnh nữ Thần Parvati

Thần Parvati là nữ thần luôn mang nguồn năng lượng sống, con gái của thần tuyết Himavat và là người vợ thứ 2 của thần Shiva trong thần thoại Ấn Độ. Bà được xem là một hiện thân hoàn thiện của nữ thần sáng thế tối cao, người mà tất cả các nữ thần khác đều là hiện thân của bà. Parvati thực sự là một vị thần quan trọng, nếu không có vị thần này, tức là vạn vật đều sẽ mất đi nguồn năng lượng, mà đã hết năng lượng thì đương nhiên loài người chúng ta chẳng thể hoạt động và làm bất cứ công việc gì được nữa. Thần Parvati được miêu tả khi đi cùng với thần Shiva, thường xuất hiện với 2 cánh tay, nhưng khi được miêu tả một mình, thần có 4 hoặc 8 cánh tay, đi hộ tống bên cạnh bà là một con hổ.

7. Thần Durga

Hình ảnh nữ thần Thần Durga trong thần thoại Ấn Độ

Thần Durga là hình dạng chủ yếu của nữ thần Mẹ Parvati trong đạo Ấn Độ, nhưng là hóa thân quan trọng nhất, Durga còn được tôn thờ nhiều hơn cả bản gốc. Khi Parvati hóa thành Durga, bà trở thành nữ thần biểu trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Thần Durga có 8 tay và hầu hết đều cầm các loại binh khí: đinh ba, kiếm, cái chuông, cái trống, tấm khiên, cái chùy, cây cung, bánh xe luân xe, vỏ ốc, con rắn,…Thường cưỡi trên lưng một con hổ hoặc con sư tử, Durga đã nhiều phen tiêu diệt quỷ dữ, bảo vệ thế gian khỏi sự diệt vong.

Bài viết phía trên chỉ nêu ra các vị thần được xem là tiêu biểu nhất trong việc thờ phụng của Ấn Độ giáo. Các bạn đọc có thể tham khảo thêm từ nhiều nguồn để nhiều điều thú vị về các vị thần tối cao trong thần thoại Ấn Độ. Ngoài ra còn rất nhiều vị thần tiêu biểu khác chưa được kể đến như thần Ganesha, thần Kama, thần Ganga,…

Xem thêm:


Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Ý nghĩa truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thuỷ

Ý nghĩa truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thuỷ

Mị Châu Trọng Thủy là truyền thuyết nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam, kể về sự tồn tại...

Văn học dân gian là gì? Những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng nhất

Văn học dân gian là gì? Những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng nhất

Văn học dân gian là gì, những đặc trưng cơ bản của chúng là điều cơ bản mà bạn nên biết khi tìm...

Giải thích ý nghĩa câu bao giờ cho đến tháng Mười

Giải thích ý nghĩa câu bao giờ cho đến tháng Mười

Câu “Bao giờ cho đến tháng Mười” bởi vì tháng Mười chứa đựng rất nhiều mong đợi về thay đổi...

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Lời bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn tuy rất giản dị nhưng lại mang ý nghĩa thật to lớn, bài ca dao...

Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Bao giờ cho đến tháng ba là một bài ca dao hay miêu tả một bức tranh phong phú về thế giới tự nhiên...

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Có thể nói rằng câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là một lời dạy bảo, răn đe...

Bài đồng dao cho thiếu nhi: Ba bà đi bán lợn con

Bài đồng dao cho thiếu nhi: Ba bà đi bán lợn con

Ba Bà Đi Bán Lợn Con là cuốn sách nằm trong Bộ sách “Cùng bé học đồng dao” của tác giả Hà Hoa sưu...

Top 5 cuốn sách hay nhất về ca dao tục ngữ Việt Nam

Top 5 cuốn sách hay nhất về ca dao tục ngữ Việt Nam

Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, ca dao tục ngữ Việt Nam vốn đã trở nên rất gần gũi và thân...

Truyện xem nhiều nhất
Những bài đồng dao dân gian Việt Nam hay nhất dành cho thiếu nhi

Những bài đồng dao dân gian Việt Nam hay nhất dành cho thiếu nhi

Những bài đồng dao dân gian Việt Nam thường là những bài thơ, câu vè có vần điệu vui nhộn, hóm hỉnh,...

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”, đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da...

Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm

Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm

Truyện cậu bé Tích Chu kể về một cậu bé ham chơi không quan tâm đến bà của mình. Đến khi cậu nhớ...

Ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám - câu chuyện về lòng lương thiện của người Việt

Ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám - câu chuyện về lòng lương thiện của người Việt

Tấm Cám là truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ và đem đến nhiều ý nghĩa...

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Từ xa xưa, ông cha ta đã cho ra đời câu thành ngữ sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong...

Sự tích quả dưa hấu và ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng

Sự tích quả dưa hấu và ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng

Sự tích quả dưa hấu là câu chuyện dân gian quen thuộc với mỗi người Việt Nam nhưng ẩn sâu trong đó...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…