Ý nghĩa truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thuỷ

Tôi kể chuyện xưa: nàng Mị Châu,
Trái tim lầm chỗ đề trên đầu.
Nỏ thần vồ ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

Mị Châu Trọng Thủy là truyền thuyết nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam, kể về  sự tồn tại của nhà nước Âu Lạc xưa. Hơn thế, truyện cũng là tác phẩm tiêu biểu cho hệ thống truyền thuyết Việt Nam. Thông qua câu chuyện về một vị vua yêu nước mà cuối cùng phải gánh chịu thất bại, một người con gái có tấm lòng chân thật, trong trắng mà phải chịu một kết cục đau đớn, người đọc có thể đúc kết được những bài học sâu sắc.

Ý nghĩa truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thuỷ

Vài nét về tác phẩm

Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về một sư kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân vật đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cư dân của một vùng. An Dương Vương là vua nước Âu Lạc, được thần Kim Quy giúp đỡ xây thành Cổ Loa. Sau khi xây xong được thần tặng cho một chiếc móng để làm nỏ thần. Nỏ thần có sức mạnh uy lực đã nhiều lần giúp vua đánh bại kẻ thù. Triệu Đà đưa con trai mình là Trọng Thủy sang cầu thân với Mị Châu - con gái An Dương Vương. Một thời gian qua đi, nhờ có được lòng tin yêu của Mị Châu, Trọng Thủy đã dò hỏi chuyện về chiếc nỏ thần. Biết được bí mật, lấy cớ thăm cha, Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần đem về cho Triệu Đà. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc một lần nữa. An Dương Vương thấy giặc đến chân thành nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Thua trận, An Dương Vương cưỡi ngựa đem theo Mị Châu tiến về phía biển. Nhưng đi đến đâu thì thấy quân giặc theo đến đấy. Vua cầu cứu thần Kim Quy, thần hiện lên báo rằng: “Giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mị Châu, rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mị Châu. Đến bờ biển thấy xác vợ nằm đấy thì hối hận. Trở về, Trọng Thủy chôn cất cho Mị Châu cẩn thận rồi đâm đầu xuống giếng tử tự.

Ý nghĩa truyện  An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy

*  Chứa đựng những giá trị, ý nghĩa và bài học sâu sắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy được xây dựng dựa trên những sự kiện có thật, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của nước ta thời kì đầu . Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu - Trọng Thủy được lấy cảm hứng từ vị vua An Dương Vương của đất Âu Lạc xưa. Cốt lỗi lịch sử của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy gắn với sự hình thành và phát triển của nước Nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương. Nhờ rùa thần mách bảo và cho móng thần, An Dương Vương đã xây dựng được thành cao, hào sâu, chế tạo được vũ khí khiến kẻ thì phải khiếp sợ, chiến thắng quân xâm lược Triệu Đà. Nhưng cuối cùng cũng đã bị rơi vào tay giặc bởi những lỗi lầm nghiêm trọng của người trị vì đất nước..Vừa ca ngợi những thành tích đầu tiên của tổ tiên, ông cha ta, đồng thời đặt ra những bài học đắt giá để tránh đến việc mất nước như vết sai đổ của vua An Dương Vương.  Truyện giải thích nguyên do mất nước của vua An Dương Vương, đó là sự chủ quan kinh địch, ngủ quên trong chiến thắng. Quá tin tưởng vào nỏ thần mà không xây dựng lực lượng quân đội, cũng như thành lũy, an ninh quốc phòng, đặc biệt, quá tự tin với tài năng của mình mà quên đi sự nguy hiểm của quân thù. Mơ hồ về bản chất ngoan cố, tham lam, độc ác của kẻ thù xâm lược nên nhận lời kết tình thông hiếu. Chính sai lầm đó đã mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián trong hàng ngủ của mình. Vua mất cảnh giác, chủ quan, khinh địch, lúc giặc đến vua ỷ lại vào vũ khí mà không lo phòng bị.

Ý nghĩa truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thuỷ

Nguyên nhân mất nước thứ hai một phần là do tình yêu mù quáng của Mị Châu. Vì yêu, nên nàng để lộ bí mật quốc gia cho kẻ thù. Trọng Thủy là con trai của quân thù, nhưng bên ta lại không có sự phòng bị, vua cha chủ quan, con gái lại mù quáng, để nhầm trái tim thay chỗ cho lí trí. Cho đến tận lúc cuối cùng, vẫn tin tưởng Trọng Thủy, dẫn đường cho giặc. Mị Châu mất cảnh giác, ngây thơ, cả tin trong tình yêu đã vô tình tiếp tau cho âm mưu xâm lược của giặc; đã đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh quốc gia, dân tộc. Nàng quả cả tin, tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng khiến vũ khí lợi hại – nỏ thần – bị đánh tráo mà không hay biết. Bài học lịch sử đặt ra là không được ngủ quên trong chiến thắng, phân biệt rạch ròi giữa tình cảm cá nhân và vận mệnh đất nước.

* Thể hiện niềm cảm thương cho vua An Dương Vương và mối tình đau đớn giữa Mị Châu và Trọng Thủy.

Nhân dân vừa phê phán hành động vô tình phản quốc của Mị Châu; vừa rất độ lượng, cảm thông với Mị Châu, hiểu nàng là người cả tin, ngây thơ bị lợi dụng phạm tội một cách vô tình. Đặc biệt, nhân dân xây dựng hình ảnh ngọc trai giếng nước thể hiện tính nhân đạo của nhân dân ta. Tạo nên một cái kết khác cho mối tình Mị Châu – Trọng Thủy, một mối tình sai trái, nhưng đau thương nhiều hơn là đáng trách, để cho hai người được ở bên nhau, khẳng định tình yêu chung thủy của Mị Châu, như một niềm an ủi cho hai con người bị số phận bỏ quên này. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” cho thấy thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân ta với các nhân vật trong truyện; cho thấy sự cảm thông của nhân dân đối với mối tình Mị Châu – Trọng Thủy. 

Đặc biệt, để nhân vật An Dương Vương không chết mà trở thành bất tử, sống ở dưới đáy biển thể hiện niềm cảm kích, biết ơn đối với vị vua có công dựng nước. Vua An Dương Vương biết đặt nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước lên trên tình riêng. Vua An Dương Vương là vị vua đã đặt những viên gạch đầu tiên cho lịch sử nước ta.

An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thủy là truyền thuyết đau lòng, xen kẽ các chi tiết lịch sử lẫn các chi tiết hư cấu thể hiện niềm cảm thông của nhân dân. Đặt ra những bài học lịch sử đắt giá cho chúng ta trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Xem thêm:

Thảo Nguyên


Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Văn học dân gian là gì? Những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng nhất

Văn học dân gian là gì? Những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng nhất

Văn học dân gian là gì, những đặc trưng cơ bản của chúng là điều cơ bản mà bạn nên biết khi tìm...

Giải thích ý nghĩa câu bao giờ cho đến tháng Mười

Giải thích ý nghĩa câu bao giờ cho đến tháng Mười

Câu “Bao giờ cho đến tháng Mười” bởi vì tháng Mười chứa đựng rất nhiều mong đợi về thay đổi...

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Lời bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn tuy rất giản dị nhưng lại mang ý nghĩa thật to lớn, bài ca dao...

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Có thể nói rằng câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là một lời dạy bảo, răn đe...

Bài đồng dao cho thiếu nhi: Ba bà đi bán lợn con

Bài đồng dao cho thiếu nhi: Ba bà đi bán lợn con

Ba Bà Đi Bán Lợn Con là cuốn sách nằm trong Bộ sách “Cùng bé học đồng dao” của tác giả Hà Hoa sưu...

Top 5 cuốn sách hay nhất về ca dao tục ngữ Việt Nam

Top 5 cuốn sách hay nhất về ca dao tục ngữ Việt Nam

Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, ca dao tục ngữ Việt Nam vốn đã trở nên rất gần gũi và thân...

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Từ xa xưa, ông cha ta đã cho ra đời câu thành ngữ sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong...

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”, đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da...

Truyện xem nhiều nhất
Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”, đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da...

Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm

Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm

Truyện cậu bé Tích Chu kể về một cậu bé ham chơi không quan tâm đến bà của mình. Đến khi cậu nhớ...

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Từ xa xưa, ông cha ta đã cho ra đời câu thành ngữ sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong...

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ rất quen thuộc với bố mẹ và các bé. Ý nghĩa và bài học rút ra từ...

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Có thể nói rằng câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là một lời dạy bảo, răn đe...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…