Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu thành ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” để khuyên răn con cháu vì cuộc sống quanh ta vốn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, môi trường sống và những người xung quanh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách và đạo đức của con người.
- Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
- Giải thích thành ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ý nghĩa của câu thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Với câu thành ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” ông cha ta đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người chúng ta để dạy ta một đạo lý, bài học sâu sắc. Như ai cũng biết “mực” có màu đen nếu ta không cẩn thận bị vấy bẩn mực lên áo hay lên tay thì sẽ rấy khó để tẩy sạch nó và nó cũng như được tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn “đèn” là vật dùng để phát ra ánh sáng, nó sẽ thắp lên ánh sáng ở những nơi tăm tối nên “đèn” được dùng để chỉ những điều hay lẻ phải, những nơi có con người tốt đẹp trong cuộc sống này. Từ câu thành ngữ “gần mực thì đèn gần đèn thì sáng” chúng ta có thể hiểu được một phần nào về cuộc sống này, nếu như giao du với những người xấu ta sẽ bị nhiễm những thói hư tật xấu đó còn nếu ta quan hệ với người tốt thì chắc chắn ta sẽ học hỏi được cái tốt để phát triển và hoàn thiện những nhân cách, đạo đức tốt của bản thân.
Lời răn dạy, nhắn nhủ của thế hệ đi trước hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì con người chúng ta khi sinh ra giống như một tờ giấy trắng vậy, chưa thể có những hiểu biết về nhân cách, về cái tốt cái xấu trong xã hội này. Và chính cái môi trường sống xung quanh, chính những người sống bên cạnh chúng ta sẽ có tác động rất lớn lên việc phát triển và định hình tư duy về cái xấu cái tốt của chúng ta, và nó cũng đồng nghĩa với việc bất cứ ai cũng có thể vấy bẩn lên tâm hồn của ta. Cũng vì vậy mà dù cho xung quanh chúng ta đều là những người xấu xa, đầy những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội hay là những người hiền lương, lương thiện, với những điều tốt điều hay, chúng ta cũng sẽ dễ dàng bị tác động và hành động theo.
Câu thành ngữ như một lời nhắc nhở từ ông bà ta
Qua đó, trong mỗi người chúng ta ắt hẳn cũng nhận ra lời khuyên dạy của ông cha ta muốn dành cho chũng ta qua câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Mỗi người sống đều phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết lựa chọn những người bạn tốt mà chơi. Phải biết tránh xa những tệ nạn xã hội, những điều xấu xa để bản thân mình không bị lấm bẩn trở thành một vết mực xấu xí bị bao người xa lánh mà hãy trờ thành một ngọn “đèn” cho người noi theo ánh sáng đó. Mỗi chúng ta cũng cần đứng vững trước mọi hoàn cảnh khó khăn, trước những cám dỗ xã hội dù khó khăn như thế nào cũng phải biết vươn lên tránh những điều xấu xa và bảo vệ nhân cách đạo đức tốt của bản thân mình.
Kinh nghiệm cho cha mẹ qua câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Đối với một đứa trẻ thì cha mẹ anh chị chính là tấm gương để noi theo trong gia đình. Nếu đứa bé được sinh ra trong một gia đình hòa thuận, con cái sẽ noi theo gương sáng của cha mẹ về học tập, về đạo đức mà phát triển rồi dần dần hoàn thiện trở thành những đứa con ngoan ngoãn, có nhân cách đạo đức tốt đến khi trưởng thành. Còn nếu một đứa bé sinh ra trong một gia đình thường xuyên cãi vã, cha mẹ anh chị đều không có đạo đức tốt thì không thể làm tấm gương sáng cho đứa bé noi theo được. Không nhất thiết là một đứa bé mà ngay cả khi con người đã trưởng thành rồi, khi phải tiếp xúc với một môi trường học tập hay làm việc đầy những kẻ lười nhác, gian trá, đầy những thói hư tật xấu…có thể chúng ta sẽ xa lánh nó lúc đầu nhưng dần dần thì ta sẽ quen với điều đó, hoặc có thể là ta sẽ làm, học theo họ.
Câu thành ngữ cũng là bài học để cha mẹ nuôi dạy trẻ
Vì thế các bậc phụ huynh phải hoàn thiện bản thân là một tấm gương thật tốt về học tập, đạo đức và nhân cách để con cái của mình noi theo. Phải học cách dãy dỗ chúng từ khi còn bé và phải chắc chắn rằng khi con mình trưởng thành thì đã hoàn thiện về mặt nhân cách và đạo đức để chúng không bị sa ngã khi ra tiếp xúc với cuộc đời, một xã hội đầy rẫy những tệ nạn, cám dỗ này.
Có thể nói rằng câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là một lời dạy bảo, răn đe sâu sắc của ông cha ta đã để lại. Giúp cho chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa môi trường sống xung quanh ta với việc hình thành, phát triển nhân cách đạo đức của bản thân. Trong xu thế phát triển của xã hội thì vẫn có những cái tốt, những người tốt trong số những điều xấu xa, tệ nạn kia, vì vậy chúng ta cần phải biết phân biệt rõ ràng đâu là tốt đâu là xấu để không bị những cái xấu làm mình sa ngã, phải biết giữ vững bản thân để bảo vệ đạo đức nhân cách tốt của bản thân.
Bài đồng dao cho thiếu nhi: Ba bà đi bán lợn con
Ba Bà Đi Bán Lợn Con là cuốn sách nằm trong Bộ sách “Cùng bé học đồng dao” của tác giả Hà Hoa sưu...
Top 5 cuốn sách hay nhất về ca dao tục ngữ Việt Nam
Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, ca dao tục ngữ Việt Nam vốn đã trở nên rất gần gũi và thân...
Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Từ xa xưa, ông cha ta đã cho ra đời câu thành ngữ sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong...
Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình
Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”, đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da...
Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt
Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...
Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm
Truyện cậu bé Tích Chu kể về một cậu bé ham chơi không quan tâm đến bà của mình. Đến khi cậu nhớ...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ
Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ rất quen thuộc với bố mẹ và các bé. Ý nghĩa và bài học rút ra từ...
Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình
Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”, đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da...
Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm
Truyện cậu bé Tích Chu kể về một cậu bé ham chơi không quan tâm đến bà của mình. Đến khi cậu nhớ...
Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Từ xa xưa, ông cha ta đã cho ra đời câu thành ngữ sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong...
Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt
Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...
Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ
Câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ rất quen thuộc với bố mẹ và các bé. Ý nghĩa và bài học rút ra từ...
Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Có thể nói rằng câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là một lời dạy bảo, răn đe...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất