Truyền thuyết Hai Bà Trưng
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3116
Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh tam giác châu Việt Trì (Phú Thọ) cho đến gần Hà Nội và...
Làm thơ
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 2178
Buổi nọ, ba người đi qua một trang trại, nhìn vào có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đang hái hoa trong vườn, có hai thị nữ theo hầu. Trạng mê quá, lập mưu từ...
Ân oán khôn lường
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1877
Hôm phụng sắc, Trạng vào ngọc bệ bái mệnh. Lĩnh cờ biển, áo mũ xong, vua cho Trạng ra vườn Ngự xem hoa, thị yến, rồi trở ra bái yết các điện đài, cung phủ....
Video: Từ Thức gặp tiên
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1580
Ngày xưa, vào đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) có chàng thư sinh ở đất Hóa Châu tên Từ Thức, giữ chức huyện Tiên Du, thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Cạnh...
Bốn anh em nối khố
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 2272
Trạng bói được mấy quẻ minh bạch rạch ròi như thế, cho nên từ trong cung phủ cho đến ngoài thành phố đều khen là Quỷ Cốc (1) phục sinh. Văn nhân, võ sĩ, kẻ...
Cứu vua
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 2052
Một đêm, vào khoảng canh ba, tự nhiên hoàng cung phát hỏa, lửa cháy rực trời. Quân nổi loạn kéo vào đánh phá kinh thành. Nhân dân ngoài phố xôn xao náo động, kêu...
Truyền thuyết Bà Triệu
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 5740
“Muốn coi lên núi mà coiCó Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng” Khi nói đến gương anh hùng liệt nữ, đến truyền thống đấu tranh xâm lược của ngoại...
Chân Trạng Nguyên
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 2292
Thứ Hậu lập tức sai quân đi đón Hoàng đệ về, rồi lập đàn để Hoàng đệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Thánh Tông. Vua Thánh Tông phong thưởng cho hết thảy công...
Bắt trộm
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1991
Mùa đông năm sau, Lương ông bị bệnh rồi mất. Ba năm sau mãn tang rồi, Trạng(Chung Nhi) vẫn buồn rầu, đi lang thang làng này xóm khác, chẳng thiết gì làm ăn. Mẹ...
Liễu Hạnh công chúa
Ngày đăng: 08/08/2021 - Lượt xem: 2013
Năm 1557, đời nhà Hậu Lê, ở thônAn Thái , làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, có bà Lê Thái Công mang thai gần đến kỳ sinh nở, mắc phải...
Người chết đẻ con
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1447
Ngày xưa, có người đàn bà nhà quê sắp đến ngày sinh đẻ thì nhuốm phải bệnh nặng. Biết mình không thể sống nổi để cho con ra đời, lúc hấp hối, thiếu phụ...
Thừa giấy vẽ voi
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3671
Trong lần thi hội Cống, Quỳnh không có ý định để lấy Trạng Nguyên, nên Quỳnh nhận lời. Lúc vào trường thi, Quỳnh làm bài rất nhanh, xong sớm trước nhiều thí...
Con mối làm chứng
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1640
Ngày xưa có hai vợ chồng một nhà nghèo đói nọ, có một đứa con, chừng mười một, mười hai tuổi nhưng thông minh lanh lợi hơn người. Thiếu ăn, nhà ấy thường...
Ông già họ Lê
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1545
Ngày xưa có một ông già góa vợ họ Lê. Nhà ông tiền kho bạc đụn không sao tiêu hết. Nhưng ông lại không có con trai, chỉ sinh độc một mụn con gái, lớn lên, gả...
Sợi bấc tìm ra thủ phạm
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1534
Ngày xưa có một tay phú thương tên là Phong. Hắn ta có mười chiếc mành lớn chở hàng hóa bán khắp trong Nam ngoài Bắc. Mỗi một chiếc mành đều có một người...
Lê Lai cứu chúa
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 6476
Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ông là tướng luôn ở bên cạnh, xông pha nhiều trận hiểm nguy. Bấy giờ quân Lam Sơn ít lính, thiếu lương, thường bị quân Minh...
Sự tích điệu “Hát xoan”
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1385
Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế...
Ba chàng dũng sỹ
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1424
Ở làng kia, có một người đàn bà rất chăm làm. Từ mờ sáng, khi chim Mơ lang vừa cất tiếng hót thì đã thấy bà rời làng lên nương rồi. Bà cặm cụi làm việc...
Anh nông dân và thần núi
Ngày đăng: 02/03/2019 - Lượt xem: 1838
Chuyện này đã lâu lắm rồi. Một anh nông dân quanh quẩn thế nào một hôm lại lạc vào rừng sâu và gặp ngay thần Núi. Phải nói rỏ ràng anh nông dân chỉ mới biết...
Đào trường thọ
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 2642
Quỳnh rất cậy tài, đùa cả, không từ ai. Một hôm, túc trực trong cung, có người đem dâng vua một mâm đào , gọi là “đào trường thọ”. Quỳnh thủng thỉnh...
Truyền thuyết “Bách nghệ khôi hài”
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1692
“Bách nghệ khôi hài”, một trò vui đầu xuân có gốc từ thời Hùng Vương . Chuyện kể rằng: Mỵ nương Ngọc Hoa sau khi lấy Sơn Tinh, ở núi Tản được ít...
Hai nàng công chúa nhà Trần
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1421
Vào thời nhà Trần có một ông vua sinh được năm nàng công chúa, trong đó có hai nàng xinh đẹp: một người tên là Bảo Nương, một người tên là Ngọc Nương. Năm...
Sự tích con cào cào
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3141
Cào cào xưa kia là một cô gái đẹp. Tính cô thích ăn diện nhưng vì nhà nghèo nên cô chưa được thỏa ý muốn. Một hôm, nhà vua bị mất một cô công chúa. Vua...
Sự Tích Cây Xấu Hổ
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3174
Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ, có một bà mẹ tính tình hiền lành như cục đất. Bà luôn chăm chỉ làm ăn nhưng vẫn nghèo. Sống một thân một mình, bà buồn...
Chàng Rể hay chữ
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3349
Một phú hộ muốn chọn cho con gái cưng của mình một người chồng hay chữ. Ở cùng làng có một anh nông dân mồ côi cha mẹ, hằng ngày anh ta phải đi cày thuê cuốc...
Truyện dân gian là một khái niệm mang tính bao quát khi chứa đựng nhiều thể loại khác nhau từ truyện thần thoại, truyện sử thi, truyền thuyết đến truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và một số thể loại khác. Đặc điểm chung của tất cả các thể loại này là được sáng tác từ thời ông cha ta ngày xưa và được truyền miệng lại trong dân gian cho đến ngày hôm nay.
Những đặc trưng của truyện dân gian
Khi nhắc đến thể loại dân gian, có 3 đặc trưng chính mà người đọc không thể bỏ qua
Thứ nhất, đó là tính chất truyền miệng – đây là một trong những đặc điểm phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đọc đều nắm bắt được. Từ thời xưa, các tác phẩm này được lưu giữ bằng phương pháp truyền miệng từ đời này đến đời khác và lưu truyền cho tới hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp lưu giữ này đã vô tình tạo nên nhiều phiên bản khác nhau của câu chuyện được gọi là dị bản.
Thứ hai là về tính tập thể của truyện dân gian. Điều đó có nghĩa là mỗi tác phẩm khi được sáng tác sẽ bắt đầu được khởi xướng bởi 1 người sau đó được truyền đạt đến các tập thể. Dần dần tất cả mọi người tiếp tục lưu truyền kèm theo đó là sáng tác lại nhằm giúp câu chuyện được hoàn chỉnh hơn với những nội dung và hình thức phong phú. Từ đó, hoàn thành xu hướng sở hữu chung của các tác phẩm dân gian đối với tập thể. Mỗi cá nhân đều có thể đóng góp theo quan điểm của chính mình.
Thứ ba, các tác phẩm dân gian vẫn có được tính hiện thực. Cụ thể được tái hiện rõ nét thông qua những nghi thức truyền thống, những câu đối đáp giao duyên hay những bài hò thể hiện nét đẹp lao động nhằm mục tiêu phục vụ cho tất cả mọi người.
Phân loại truyện dân gian
Với tính chất khái quát của mình, truyện dân gian được phân chia thành nhiều thể loại khác nhau để người đọc có thể dễ dàng hình dung. Cụ thể bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tíc, ngụ ngôn và một số thể loại khác. Mỗi thể loại đều mang theo một số đặc trưng riêng biệt mà bạn có thể nhận biết như sau:
-Thể loại thần thoại là một hình thức truyện dân gian với nội dung kể về các vị thần và giải thích từng nguyên nhân, vai trò của cũng như các hiện tượng tự nhiên xung quanh những nhân vật này. Qua đó, thể hiện được những mong ước chinh phục thiên nhiên của con người Việt Nam.
-Thể loại sử thi là những câu chuyện trong dân gian mang quy mô lơn hơn với ngôn từ được sử dụng một cách tinh tế hơn với vần điệu, nhịp để tạo nên hình tượng nhân vật hoành tráng. Đó thường là những câu chuyện về một hoặc nhiều sự kiện lớn diễn ra trong những thời cổ đại. Các nhân vật chính trong câu chuyện sử thi đại diện cho cả một cộng đồng và mang theo hình ảnh của sức mạnh cũng như niềm tin của nhân dân.
-Thể loại truyền thuyết, xét về khái niệm truyền thuyết thường kể về những câu chuyện đã diễn ra trong lịch sử nhưng lại không chứa đựng những nhân vật lịch sử. Truyện dân gian thuộc thể loại lịch sử thường có các nhân vật mang tính lý tưởng hóa với những khát vọng và ước mơ. Một số nhân vật tiêu biểu như: Sơn Tinh trị thủy mỗi khi lũ lục, Tháng Gióng đánh giặc ngoại xâm, Lang Liêu với khả năng sáng tạo đặc biệt cho văn hóa,... Truyền thuyết cũng mang một số đặc trưng nhất định bao gồm có sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng với cốt truyện chứa đựng nhiều nhân vật tính cách khác nhau. Trong đó, những nhân vật chủ yếu là con người hoặc những vị bán thần nhưng lại có nguyện vọng giống con người. Cuối cùng, chính là đặc điểm về ngôn ngữ, vì chủ yếu mang tính thuật lại hành động nhân vật nên những lời thoại của nhân vật thể hiện được nhiều tâm huyết của nhân vật đối với đất nước khi đất nước đang trong những tình thế cấp bách.
-Thể loại truyện cổ tích, truyện cổ tích là truyện dân gian với những nhân vật quen thuộc như nhân vật có hình dáng xấu xí, nhân vật có hoàn cảnh bất hạnh, nhân vật thông minh hơn người, nhân vật có tài năng đặc biệt,…với nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. Tuy nhiên qua những sự kỳ ảo đó lại là những mong ước thiết thực cho cuộc sống của con người về sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của cái thiện nhằm hướng đến sự công bằng trong cuộc sống. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của truyện cổ tích là thường có sự kết hợp giữa những tình tiết xuất phát từ thực tế với sự hư cấu tạo nên một thế giới với mà trong đó mọi phép màu đều có thể xảy ra.
-Thể loại ngụ ngôn, ngụ nôn khác với các thể loại khác qua cách kể chuyện bằng hình ảnh của những con vật hoặc đồ vật theo lối văn vần hoặc văn xuôi. Nội dung truyện thường để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc qua đó nhằm phê phán những thói hư tật xấu hay những việc làm của giai cấp thống trị và thể hiện mạnh mẽ những triết lý trong cuộc sống.
Bên cạnh những thể loại trên, truyện dân gian còn bao gồm một số thể loại thân thuộc như truyện cười, tục ngữ, câu đó, ca dao, vè,….
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất