Cúng Thành Hoàng
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3888
Lần khác, vợ Quỳnh ốm, thuốc thang chữa mãi không khỏi, xem bói, thì ra không phải tại Chúa Liễu mà do động Thành Hoàng bản thổ. Quỳnh ra đình khấn vái, xin...
Mẹo trảy kinh
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3406
Mùa đông năm ấy, Quỳnh có việc đi gặp người bà con đang sinh sống ở Thăng Long. Đường về kinh thì xa, cuốc bộ phải mất cả tuần, mà Quỳnh vẻn vẹn có một...
Nàng tiên cóc
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3292
Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân hiếm hoi, cầu Trời khấn Phật mãi người vợ mới có thai, nhưng đến khi sinh ra, không phải là người mà lại là một con cóc....
Sự tích Cao Lãnh
Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3380
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm” Đồng Tháp Mười ngoài ruộng lúa phì nhiêu và cá tôm lấp lánh, sen nở bạt ngàn,...
Tiêu diệt mãng xà
Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 51097
Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ, hai mắt như hai quả quýt, thân dài hơn trượng. Nó đi đến đâu...
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu
Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 4469
Xưa, có một người đàn bà làm nghề dệt vải. Nàng bản tính thông minh tháo vát, nhưng lấy phải người chồng đần độn không làm được nghề gì nên thân. Một...
Đầu to bằng cái bồ
Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 27668
Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường...
Người đàn bà tiết liệt
Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 4160
Ngày xưa ở vùng Bắc Ninh là đất nổi tiếng có nhiều con gái đẹp, có một cô gái làng Cách bi, về làm vợ ông cử nhân Nguyên Hanh, giữ chức tri huyện Thủy đường,...
Truyện dân gian là một khái niệm mang tính bao quát khi chứa đựng nhiều thể loại khác nhau từ truyện thần thoại, truyện sử thi, truyền thuyết đến truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và một số thể loại khác. Đặc điểm chung của tất cả các thể loại này là được sáng tác từ thời ông cha ta ngày xưa và được truyền miệng lại trong dân gian cho đến ngày hôm nay.
Những đặc trưng của truyện dân gian
Khi nhắc đến thể loại dân gian, có 3 đặc trưng chính mà người đọc không thể bỏ qua
Thứ nhất, đó là tính chất truyền miệng – đây là một trong những đặc điểm phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đọc đều nắm bắt được. Từ thời xưa, các tác phẩm này được lưu giữ bằng phương pháp truyền miệng từ đời này đến đời khác và lưu truyền cho tới hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp lưu giữ này đã vô tình tạo nên nhiều phiên bản khác nhau của câu chuyện được gọi là dị bản.
Thứ hai là về tính tập thể của truyện dân gian. Điều đó có nghĩa là mỗi tác phẩm khi được sáng tác sẽ bắt đầu được khởi xướng bởi 1 người sau đó được truyền đạt đến các tập thể. Dần dần tất cả mọi người tiếp tục lưu truyền kèm theo đó là sáng tác lại nhằm giúp câu chuyện được hoàn chỉnh hơn với những nội dung và hình thức phong phú. Từ đó, hoàn thành xu hướng sở hữu chung của các tác phẩm dân gian đối với tập thể. Mỗi cá nhân đều có thể đóng góp theo quan điểm của chính mình.
Thứ ba, các tác phẩm dân gian vẫn có được tính hiện thực. Cụ thể được tái hiện rõ nét thông qua những nghi thức truyền thống, những câu đối đáp giao duyên hay những bài hò thể hiện nét đẹp lao động nhằm mục tiêu phục vụ cho tất cả mọi người.
Phân loại truyện dân gian
Với tính chất khái quát của mình, truyện dân gian được phân chia thành nhiều thể loại khác nhau để người đọc có thể dễ dàng hình dung. Cụ thể bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tíc, ngụ ngôn và một số thể loại khác. Mỗi thể loại đều mang theo một số đặc trưng riêng biệt mà bạn có thể nhận biết như sau:
-Thể loại thần thoại là một hình thức truyện dân gian với nội dung kể về các vị thần và giải thích từng nguyên nhân, vai trò của cũng như các hiện tượng tự nhiên xung quanh những nhân vật này. Qua đó, thể hiện được những mong ước chinh phục thiên nhiên của con người Việt Nam.
-Thể loại sử thi là những câu chuyện trong dân gian mang quy mô lơn hơn với ngôn từ được sử dụng một cách tinh tế hơn với vần điệu, nhịp để tạo nên hình tượng nhân vật hoành tráng. Đó thường là những câu chuyện về một hoặc nhiều sự kiện lớn diễn ra trong những thời cổ đại. Các nhân vật chính trong câu chuyện sử thi đại diện cho cả một cộng đồng và mang theo hình ảnh của sức mạnh cũng như niềm tin của nhân dân.
-Thể loại truyền thuyết, xét về khái niệm truyền thuyết thường kể về những câu chuyện đã diễn ra trong lịch sử nhưng lại không chứa đựng những nhân vật lịch sử. Truyện dân gian thuộc thể loại lịch sử thường có các nhân vật mang tính lý tưởng hóa với những khát vọng và ước mơ. Một số nhân vật tiêu biểu như: Sơn Tinh trị thủy mỗi khi lũ lục, Tháng Gióng đánh giặc ngoại xâm, Lang Liêu với khả năng sáng tạo đặc biệt cho văn hóa,... Truyền thuyết cũng mang một số đặc trưng nhất định bao gồm có sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng với cốt truyện chứa đựng nhiều nhân vật tính cách khác nhau. Trong đó, những nhân vật chủ yếu là con người hoặc những vị bán thần nhưng lại có nguyện vọng giống con người. Cuối cùng, chính là đặc điểm về ngôn ngữ, vì chủ yếu mang tính thuật lại hành động nhân vật nên những lời thoại của nhân vật thể hiện được nhiều tâm huyết của nhân vật đối với đất nước khi đất nước đang trong những tình thế cấp bách.
-Thể loại truyện cổ tích, truyện cổ tích là truyện dân gian với những nhân vật quen thuộc như nhân vật có hình dáng xấu xí, nhân vật có hoàn cảnh bất hạnh, nhân vật thông minh hơn người, nhân vật có tài năng đặc biệt,…với nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. Tuy nhiên qua những sự kỳ ảo đó lại là những mong ước thiết thực cho cuộc sống của con người về sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của cái thiện nhằm hướng đến sự công bằng trong cuộc sống. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của truyện cổ tích là thường có sự kết hợp giữa những tình tiết xuất phát từ thực tế với sự hư cấu tạo nên một thế giới với mà trong đó mọi phép màu đều có thể xảy ra.
-Thể loại ngụ ngôn, ngụ nôn khác với các thể loại khác qua cách kể chuyện bằng hình ảnh của những con vật hoặc đồ vật theo lối văn vần hoặc văn xuôi. Nội dung truyện thường để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc qua đó nhằm phê phán những thói hư tật xấu hay những việc làm của giai cấp thống trị và thể hiện mạnh mẽ những triết lý trong cuộc sống.
Bên cạnh những thể loại trên, truyện dân gian còn bao gồm một số thể loại thân thuộc như truyện cười, tục ngữ, câu đó, ca dao, vè,….
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất