Ý nghĩa truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết được lưu truyền phổ biến nhất trong văn học dân gian Việt Nam. Có thể nói đất nước ta có một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú, những tác phẩm đã nuôi dưỡng một tuổi thơ, một tâm hồn của một dân tộc. Chúng ta ai cũng từng được tắm mình trong âm hưởng thần kì của những truyện cổ tích, những truyền thuyết và ca dao thần thoại. Đây là những tác phẩm đã chứng kiến quá trình trưởng thành của những con người Việt Nam. Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng là tác phẩm đã được kể đi kể lại rất nhiều lần khi chúng ta còn bé, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những giá trị, bài học của nó dưới góc độ nghệ thuật.
- Phân tích ý nghĩa của truyện cổ tích cây tre trăm đốt
- Ý nghĩa giáo dục truyện cô bé quàng khăn đỏ
- Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết thánh gióng
Vài nét về tác phẩm
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh – chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh – chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về.
Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.
Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh đã được lưu truyền từ rất lâu, đi cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, một tác phẩm thể hiện trí tưởng tượng rất phong phú của nhân dân ta.
Ý nghĩa tác phẩm
* Giải mã hiện tượng thiên nhiên
Phần lớn truyền thuyết, truyện cổ tích được viết ra nhằm giải thích cho sự ra đời của một sự vật hiện tượng nào đó. Họ mong muốn và tò mò về sự xuất hiện của những hiện tượng tự nhiên, tuy nhiên, với sự nhận thức và điều kiện của khoa học kĩ thuật thời bấy giờ còn quá hạn chế, nên họ đã giải thích bằng chính trí tưởng tượng của họ. Đất nước ta là đất nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, đường bờ biển dài, hàng năm phải hứng chịu rất nhiều cơn bão đổ bộ vào đất liền. Dường như năm nào đất nước cũng phải chịu hậu quả nặng nề bởi những trận bão lũ, nhân dân ta mong muốn tìm hiểu lý do vì sao lại xảy ra hiện tượng này, đó là lý do mà tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh ra đời. Sơn Tinh là đất liền. Thủy Tinh là bão lũ, vì năm nào Thủy Tinh cũng đem quân đánh Sơn Tinh, mới xảy ra hiện tượng bão lũ hàng năm. Vì niềm tin đó, nhân dân ta đã thỏa mãn được nhu cầu được tìm hiểu của mình. Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên. Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.
Với trí tưởng tượng của mình, trước khi khoa học ra đời, họ đã hài lòng với những gì mình được nghe, kể, rất nhiều hiện tượng thiên nhiên đã được giải thích như thế.
* Khát vọng chiến thắng và làm chủ thiên nhiên
Câu chuyện được xây dựng dựa trên một cuộc thi kén rể của vua Hùng, giữa hai bên Sơn Tinh và Thủy Tinh ngang tài ngang sức. Vua Hùng đã đặt ra thách thức là lễ vật, ai đem đủ lễ vật đến trước thì có thể được cưới con gái vua Hùng. Tuy nhiên, ta có thể thấy lễ vật đặt ra lại là những sản vật chỉ có ở mặt đất, nơi Sơn Tinh cai trị. Điều này đã thể hiện sự thiên vị ngay từ đầu của vua Hùng, cũng như mong muốn để cho những con người của đất liền, đang ngày đêm chống bão là kẻ chiến thắng. Những trận chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh diễn ra hàng năm chính là cuộc chiến giữa con người và thiên tai lũ lụt. Một cuộc chiến trường kì và rất mệt mỏi. Tác phẩm đã vẽ lại những nỗ lực chống chọi với thiên nhiên ác nghiệt của nhân dân ta, song, phần thắng bao giờ cũng thuộc về Sơn Tinh. Kết truyện này đã khẳng định khát vọng chiến thắng bão lụt và khát khao làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta thời xưa.
Nhân dân ta có những phẩm chất tốt đẹp mà ngàn đời sau ta còn thấy tự hào, Sơn Tinh Thủy Tinh đã một lần nữa làm nổi bật những phẩm chất ấy, kiên cường mạnh mẽ, tự chủ, không bao giờ chấp nhận thất bại trướ thiên nhiên khắc nghiệt. Họ luôn biết khát khao và hi vọng vào chiến thắng tuyệt đối của mình, không một thế lực nào có thể chiến thắng được khát vọng đó.
Thảo Nguyên
Ý nghĩa truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn
“Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” là tác phẩm kinh điển, tác phẩm khuyên chúng ta phải biết giúp...
Bài văn thuyết minh về Vịnh Hạ Long - niềm tự hào của người Việt
Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, là nơi du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Bài văn...
Mẫu bài văn thuyết minh về cây bút bi chọn lọc và hay nhất
Cây bút bi là một trong những dụng cụ học tập không thể thiếu đối với các bạn học sinh. Sau đây...
Bài văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay và ý nghĩa
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam là đề văn quen thuộc trong văn học lớp 8 mà học sinh nào cũng...
Giải thích chi tiết về câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm
Các cụ ngày xưa đã có câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm. Câu nói ấy được lưu truyền và đúng...
Ý nghĩa của câu chuyện: Ngỗng và rùa
Truyện Ngỗng và rùa là một câu truyện ngụ ngôn hay và đem lại bài học rất quý giá cho các bé về...
Bài học từ câu chuyện hai con dê qua cầu
Câu chuyện kể về chú dê trắng và dê đen nọ vì tranh giành nhau đi qua một chiếc cầu mà cuối cùng...
Thông điệp từ câu chuyện củ cải trắng
Củ cải trắng là một câu chuyện mang lại một bài học đáng quý để giáo dục cho các em nhỏ về sự...

Ý nghĩa truyện cổ tích ăn khế trả vàng
Truyện cổ tích Ăn khế trả vàng là một câu chuyện cổ tích Việt Nam rất thân thuộc với các trẻ nhỏ...

Thông điệp và ý nghĩa truyện Cô bé bán diêm
Cô bé bán diêm là một truyện ngắn thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của...

Ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn rùa và thỏ
Truyện Rùa và Thỏ là một câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Aesop. Câu truyện xoay quanh cuộc chạy...

Ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện bó đũa
Câu chuyện kể về thử thách của người cha dành cho 5 người con là bẻ bó đũa. Thông qua đó, nói về...

Bài học từ câu chuyện hai con dê qua cầu
Câu chuyện kể về chú dê trắng và dê đen nọ vì tranh giành nhau đi qua một chiếc cầu mà cuối cùng...

Ý nghĩa câu truyện trí khôn của ta đây
Chuyện kể về chú hổ vì tò mò về trí khôn của con người mà cuối cùng bị anh nông dân lừa trói lại...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất