Sự tích lòng bàn chân
Thuở xa xưa người ta không đắp mộ, bốc mả cho người chết như bây giờ, mà hễ nhà nào có người chết thì họ hàng, làng xóm kéo đến chia nhau xẻo lấy thịt về ăn.
Pjạ là con nhà nghèo. Lúc còn nhỏ, bố chết hàng xóm cũng đến xẻo thịt ăn như thế, nhưng Pjạ chưa biết gì. Khi lớn lên Pjạ bắt đầu giúp đỡ mẹ chăn trâu.
Một hôm Pjạ cùng bạn bè đuổi trâu vào lũng ăn cỏ, Pjạ trông thấy một con trâu cái đẻ con, trâu cái đau đớn, hết nằm lại đứng. Pjạ thương quá, đi chặt cây “nắm” lấy lá về cho trâu nhưng nó không ăn, và quằn quại đến nửa ngày mới đẻ được, nghé con mềm nhũn, nhớp nháp thế mà trâu cái lấy lưỡi liếm lên mình nghé, liếm đến đâu nghé con sạch khô đến đấy.
Tối hôm ấy Pjạ kể chuyện đó cho mẹ nghe, mẹ nói:
– Con người đẻ con, nuôi con cũng vất vả như vậy.Con trâu liếm ba lượt biết đi, còn con người thì phải ẵm ba tháng mới biết bò, bế một năm mới biết nói.
Nghe mẹ nói xong Pjạ oà khóc, mẹ hỏi tại sao con lại khóc. Pjạ nói: Con người đẻ con, nuôi con cực hơn trâu, vậy mà khi chết thì con cháu lại kéo đến ăn thịt, còn con trâu thì chẳng bao giờ ăn thịt lẫn nhau đâu.
Bà mẹ xoa đầu con: Từ tạo thiên lập địa, trời đã cho con người làm như thế. Tổ tiên ta đã ăn thịt nhau như thế. Mình ăn thịt bố mẹ người khác coi như đã mắc nợ, đến lượt bố mẹ mình chết người ta đến ăn lần lượt như thế, chẳng ai nghĩ rằng ai nợ ai. Bởi vì ai cũng có bố mẹ, ai cũng một lần chết.
Pjạ đứng dậy nói rắn rỏi:
– Không mẹ ạ, không thể như thế mãi được, công bố, công mẹ rất lớn, con sẽ không để người ta ăn thịt mẹ đâu.
– Cưỡng lại sao được hở con? Khi mẹ chết người ta sẽ kéo đến, con lấy gì cho họ?
Con sẽ có cách.
Từ đó trở đi, mỗi lần trong làng có người chết, Pjạ cũng đi lấy phần. Nhưng Pjạ mang thịt về không ăn mà đem nướng khô cất lên gác bếp.
Thời gian thấm thoắt trôi qua, mẹ Pjạ tuổi ngày một cao, rồi mang bệnh chết. Họ hàng làng xóm kéo đến. Pjạ đem thịt khô phân phát cho mỗi người một miếng mang về. Thịt khô không đủ, Pjạ lại mổ con trâu, lấy thịt chia cho người làng, nhưng vẫn còn một người chưa được phần. Không biết làm thế nào được.
Pjạ lấy dao xẻo lấy thịt bàn chân mình cho người ấy, và đeo găm ngày đêm túc trực bên thi hài người mẹ.
Từ đó về sau mọi người theo gương Pjạ, không để cho người ta ăn thịt người nhà chết nữa. Mỗi khi có người chết họ mổ lợn, trâu, bù lấy thịt cho người làng. Chính vì thế mà có tục làm ma, tức là có người chết, người nhà phải mổ lợn, mổ bò để cho họ hàng, làng xóm ăn. Và cũng từ đó người ta có thói quen, mỗi khi cha hay mẹ chết, con cái trong nhà phải đeo dao găm túc trực bên linh cữu. Còn ngày nay bàn chân chúng ta bị lõm, đó là vết tích ngày xưa Pjạ đã xẻo lấy thịt để bù vào chỗ thịt phát cho dân làng còn thiếu.
Câu chuyện kể về một tập tục hồng hoang xưa của cha ông, tấm gương hiếu hạnh của Pjạ đã giúp cộng đồng thức tỉnh từ bỏ tập tục ăn thịt đồng loại. Pjạ quả là mộtchàng trai đáng khen!
Nguồn: Tổng hợp
Trên ngọn núi cao nọ, có một cái hang lớn. Trong hang có một con quỷ dữ. Ngày nào con quỷ cũng thịt...
Ngày xưa, ở tại một cửa bể buôn bán sầm uất có một người đàn bà không rõ tên họ, người ta vẫn...
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng...
Ngày xưa có hai anh em một nhà rất nghèo, ngày ngày vào rừng kiếm củi, hái rau về bán để sinh sống....
Ngày xưa, trong số các hung thần gây tai hại cho người Việt, có một thần tên là Na-Á. Vị thần này...
Ngày xửa ngày xưa, có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết lắm. Người con trai tên là Kim, người con gái...
Phong tục Cúng giao thừa ngoài trời
Phút giao thừa là phút giây thiêng liêng nhất vì đây là thời khắc trời đất, vũ trụ, không gian, thời...
Có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết, nhưng vì không “môn đăng hộ đối”. Gia đình cô gái thì rất...
Sự tích bánh chưng, bánh dày
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con....
Cây táo thần
Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn...
Cóc kiện trời
Ngày xửa ngày xưa, vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết...
Quạ và Công
Xưa con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm Công và Quạ ngồi...
Tại sao có tục: “Ăn trầu ngắt đuôi”
Thuở ấy, ở xóm kia có chàng thanh niên và cô thiếu nữ rất xứng đôi vừa lứa. Cha mẹ của đôi bên...
Truyền thuyết thành Cổ Loa
Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất