Sự tích con cá nược

Ngày xưa, ở tại một cửa bể buôn bán sầm uất có một người đàn bà không rõ tên họ, người ta vẫn gọi tên là con mẹ Lừa. Mẹ Lừa bề ngoài vờ vĩnh buôn bán để cám dỗ các thương gia giàu có hòng lừa đoạt của cải. Nhờ đó mà chẳng bao lâu mẹ Lừa thành ra giàu có làm chủ một cửa hàng to lớn.

Cứ mỗi lần có một chủ thuyền nào buôn lớn cập bến là mẹ Lừa được báo tin liền, vội đến ngay thuyền trả mua hàng với giá rất cao để khỏi có ai tranh. Mẹ Lừa khôn khéo kéo dài ngày giờ mua bán, rồi trong lúc đó lịch thiệp mời chủ thuyền buôn đến nhà, mụ ta đãi đằng niềm nở. Sau khi đã gây cảm tình thân mật rồi, mẹ Lừa đưa ra một nải chuối và một con rùa đúc toàn bằng vàng ròng cho khách xem. Của quý giá này to bằng vật thực, lại được chạm trổ tinh vi, xinh đẹp khiến cho khách hết lời trầm trồ, ca ngợi sự giàu có, tư cách của chủ nhân. Đến đêm lại, mẹ Lừa sai tôi tớ tâm phúc lén mang con rùa và nải chuối vàng đem dấu vào dưới thuyền khách thương gia, để rồi sáng hôm sau lên tiếng buộc cho khách lấy trộm. Khách thật tình khăng khăng phản đối những lời buộc tội vu oan cho mình. Mẹ Lừa mới quỷ quyệt đưa ra cạm bẫy thử thách: nếu có bằng chứng rõ ràng là khách đã lấy trộm thì tất cả của cải, cả thuyền lẫn hàng hóa, sẽ thuộc về bà ta và khách sẽ phải chịu ở làm tôi tớ suốt đời. Trái lại, thì tất cả tài sản của mẹ Lừa sẽ về tay khách và bà ta phải chịu làm tôi tớ suốt đời cho khách.

Nghĩ mình ngay thật, khách nhận lời thử thách, làm giấy tờ ngay trước mặt nhà chức trách đã được mẹ Lừa mời đến. Tới khi khám xét trong thuyền khách buôn người ta tìm thấ

Với lối lừa gạt này, mẹ Lừa chóng trở nên giàu có, chẳng mất đồng nào mà lại có bao nhiêu tôi tớ hầu hạ, là những khách buôn thuyền mắc phải cạm bẫy bà ta.

Nạn nhân cuối cùng cam chịu số phận không may, song âm thầm tìm cách giải thoát. Gã ngầm viết thư cho vợ kể lể hết mọi nỗi bị lừa gạt, mất cả cơ nghiệp, vướng vào vòng nô lệ, và khẩn nài vợ cứu giúp, trả thù cho mình. Khách giao thư cho một bạn thuyền tâm phúc đưa về gia đình. Người vợ nhận được thư chồng, biết rõ đầu đuôi câu chuyện, đang sẵn tiền của, liền sắm một chiếc thuyền lớn chở đầy hàng hóa, thẳng buồm đến cửa bể mẹ Lừa. Trong số các tay làm công dưới thuyền, người vợ đưa theo một anh thợ bạc với đủ đồ nghề.

Khi thuyền cập bến, mẹ Lừa vội vàng đến viếng như đã viếng các thuyền thương gia giàu có. Trước lời mời mọc đon đả của mẹ Lừa, người khách mới nhận lời đến nhà bà ta, ngắm khen con rùa và nải chuối bằng vàng rồi ra về. Đêm lại, mẹ Lừa cho mấy tay bơi lội tài tình lén mang con rùa và nải chuối bằng vàng đến bỏ vào thuyền khách. Người ta đã biết trước nên canh chừng, thấy rõ tất cả song cứ để yên cho mẹ Lừa thi hành quỷ kế. Đến khi bọn bơi lặn đi rồi, người thợ bạc được lệnh bà chủ thuyền thổi ống bễ lên, rùa vàng và chuối vàng đem cho vào lửa chẳng mấy chốc biến thành những nén vàng.

Sáng hôm sau, vừa mới tinh sương, mẹ Lừa đã bước xuống thuyền lớn tiếng gọi nữ chủ nhân ra trách móc đã lợi dụng lòng hiếu khách và tin cẩn mà đoạt mất con rùa và nải chuối bằng vàng đã đưa cho xem. Người đàn bà chủ thuyền buôn một mực phản đối, mẹ Lừa lại đưa ra trò thử thách cũ rồi đôi bên cam kết trước mặt nhà chức trách. Đến khi khám xét dưới thuyền, mẹ Lừa ngạc nhiên không tìm thấy rùa vàng và chuối vàng đâu. Mẹ Lừa không ngờ mắc phải cảm bẫy chính mình đã bày ra, và đến lượt mình phải làm tôi mọi.

Theo giấy tờ cam kết, bao nhiêu của cải tài sản mẹ Lừa đều thuộc về tay bà chủ thuyền. Bà ta giải thoát cho tất cả tôi tới và đem một phần tiền của mới được phân phát cho người nghèo. Vàng bạc của mẹ Lừa chất lên thuyền rồi, bà ta cùng chồng dong buồm trở về xứ, không quên đem theo mẹ Lừa là kẻ tôi đòi.

Thuyền vừa ra khỏi cửa bể, mẹ Lừa nghĩ tiếc mất sạch của cải bấy lâu lừa gạt được của mọi người, bèn nhảy đâm đầu xuống biển. Trước khi chết mẹ Lừa còn trồi đầu mấy lần lên trên mặt nước để nhìn theo chiếc thuyền chở tài sản của mình, thở ra những lời than tiếc.

Chết rồi mẹ Lừa hóa kiếp thành con cá nược, một loài cá có vú, thường nhô đầu lên mặt nước nhìn theo các ghe thuyền chạy qua như tìm xem chiếc thuyền nào đã chở mất của cải của mình rồi thở ra tiếng kêu than.

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Sọ Dừa

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng...

Chôn Của

Chôn Của

Ngày xưa có hai anh em một nhà rất nghèo, ngày ngày vào rừng kiếm củi, hái rau về bán để sinh sống....

Vì sao người ta đốt pháo

Vì sao người ta đốt pháo

Ngày xưa, trong số các hung thần gây tai hại cho người Việt, có một thần tên là Na-Á. Vị thần này...

Sự tích cây kim giao

Sự tích cây kim giao

Ngày xửa ngày xưa, có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết lắm. Người con trai tên là Kim, người con gái...

Phong tục Cúng giao thừa ngoài trời

Phong tục Cúng giao thừa ngoài trời

Phút giao thừa là phút giây thiêng liêng nhất vì đây là thời khắc trời đất, vũ trụ, không gian, thời...

Sự tích hoa Muống biển

Sự tích hoa Muống biển

Có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết, nhưng vì không “môn đăng hộ đối”. Gia đình cô gái thì rất...

Sự tích bưởi  năm roi

Sự tích bưởi năm roi

Một buổi trưa hè nắng gay gắt, Ông Năm đang ngon giấc trong giấc ngủ trưa, chợt nghe tiếng chó sủa...

Sự tích hoa Huệ

Sự tích hoa Huệ

Ngày xưa, xưa lắm có một người hay chữ nhưng lại thích lên rừng hái lá thuốc, nhất là tìm kiếm trầm...

Truyện xem nhiều nhất
Sự tích bánh chưng, bánh dày

Sự tích bánh chưng, bánh dày

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con....

Cây táo thần

Cây táo thần

Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn...

Cóc kiện trời

Cóc kiện trời

Ngày xửa ngày xưa, vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết...

Tại sao có tục: “Ăn trầu ngắt đuôi”

Tại sao có tục: “Ăn trầu ngắt đuôi”

Thuở ấy, ở xóm kia có chàng thanh niên và cô thiếu nữ rất xứng đôi vừa lứa. Cha mẹ của đôi bên...

Quạ và Công

Quạ và Công

Xưa con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm Công và Quạ ngồi...

Truyền thuyết thành Cổ Loa

Truyền thuyết thành Cổ Loa

  Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…