Sự tích cây kim giao
Kim và Giao thề nguyện với nhau sẽ kết bạn trăm năm. Nếu không lấy được nhau thì sẽ ở vậy suốt đời. Mối tình của họ trong như nước suối, sáng tợ như trăng rằm.
Ngờ đâu sóng gió nổi lên, giặc phương Bắc kéo sang xâm lấn quê nhà. Quan lại địa phương hèn nhát đánh không lại, giơ tay đầu hàng và cấu kết với chúng bóc lột, vơ vét của dân lành. Kim theo trai tráng trong làng gia nhập nghiã quân, chống lại bọn cường hào và kẻ thù xâm lược. Không may, anh bị giặc bắt được, chúng hành hạ anh thậm tệ và đầy lên một vùng rừng núi hoang vu hẻo lánh. Người ngày nay đặt tên cho vùng này là rừng Cúc Phương, thuộc huyện Hoàng Long.
Bị hành hạ khổ sở và nhớ thương gia đình, nhớ thương người yêu quá đỗi, Kim lâm trọng bệnh, không bao lâu thì chàng qua đời. Bạn tù và người dân điạ phương cảm mến, thương chàng đã sống chí tình chí nghĩa, họ đem xác chàng chôn cất cẩn thận giữa rừng, bên cạnh một giòng suối.
Người con gái tên Giao từ khi xa người yêu cũng ngày đêm thương nhớ khôn nguôi. Rất nhiều trai làng và cả bọn quan lại, địa chủ giàu có trong làng mê mẩn sắc đẹp của nàng đến gạ hỏi nhưng nàng chẳng chịu một ai, nhất định từ chối tất cả.
Nàng xin phép cha mẹ cho mình lên đường đi tìm người yêu. Cha mẹ thương con gái chân yếu tay mềm không muốn cho đi. Nhưng dù cha mẹ khuyên lơn, cản trở, nàng vẫn nhất định ra đi. Ðường xá xa xôi, núi rừng hiểm trở, nàng cứ vừa đi vừa hỏi đường, đóng giả người ăn mày để qua mắt bọn trộm cướp và quan lại. Hết ngày này đến tháng nọ, cuối cùng nàng cũng tìm đến được chỗ mà Kim đã từng bị giam cầm.
Nhưng than ôi, khi nàng đến nơi thì người trong làng báo rằng Kim đã chết. Tê dại cả người, nàng lê gót trở lại trong rừng tìm mộ người yêu theo lời chỉ dẫn của họ. Tìm được mộ chàng, nàng ôm lấy vật vã khóc than, nước mắt như mưa. Rồi nàng kiệt sức mà chết. Xúc động trước cảnh tình của hai người, dân trong làng lại đào huyệt chôn nàng sát cạnh mộ của chàng Kim. Hai nấm mộ nằm sóng đôi giữa khu rừng vắng.
Một thời gian sau, ở giữa hai nấm mộ mọc lên một thứ cây có thân rất thẳng, dân địa phương chưa bao giờ thấy. Lá cây phía trên có màu xanh thẫm, bóng láng, phía dưới màu trắng bạc. Cây tỏa ra một mùi thơm ngan ngát như mùi trầm quí giá. Người ta đồn rằng cứ đêm về, từ cây ấy vọng ra một thứ tiếng trầm trầm như tiếng người hát, nghe ai oán và buồn vô cùng.
Quan lại trong làng tức giận, cho là cây có ma, cho người đến đốn đi. Trong lúc đứng xem quân lính chặt, bọn chúng bị nhựa cây văng phải vào mặt, về nhà được ít lâu thì hai mắt bị mù. Còn cái cây lạ thì chồi lại bật lên, chẳng bao lâu lại xanh tốt như cũ. Dân làng từ ấy trở đi cho là cây thiêng, bảo nhau không ai được chặt đi. Có lời đồn khi có ai bị cảm cứ đến hái ít lá đem về xông thì sẽ khỏi bệnh. Ðiều kỳ lạ hơn nữa là nếu lấy gỗ cây này chuốt làm đũa, bỏ vào thức ăn có độc, quanh đầu đũa sẽ sủi bọt mầu đen báo cho ta biết. Từ đó, nó trở thành một thứ cây quý vô cùng.
Người trong làng đã đặt tên cho loại cây này là cây Kim Giao.
Phong tục Cúng giao thừa ngoài trời
Phút giao thừa là phút giây thiêng liêng nhất vì đây là thời khắc trời đất, vũ trụ, không gian, thời...
Có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết, nhưng vì không “môn đăng hộ đối”. Gia đình cô gái thì rất...
Một buổi trưa hè nắng gay gắt, Ông Năm đang ngon giấc trong giấc ngủ trưa, chợt nghe tiếng chó sủa...
Ngày xưa, xưa lắm có một người hay chữ nhưng lại thích lên rừng hái lá thuốc, nhất là tìm kiếm trầm...
Ngày xưa có một gia đình nông dân sống rất nhân hậu. Vợ chồng cày sâu cuốc bẫm, tiết kiệm giúp...
Ngày xưa có một người nọ vì nghèo đói quá phải đi hành khất. Nhưng đi đến đâu người ta cũng trề...
Ngày xưa, xưa lắm, khi ông làng Cun Cần chưa có cơm mà ăn, chưa có nhà để ở, ông còn đòi người đi...
Ngày xưa, từ vua quan đến người thường không phân biệt trai hay gái, điều mặc áo dài đúng theo cổ...
Sự tích bánh chưng, bánh dày
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con....
Cây táo thần
Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn...
Cóc kiện trời
Ngày xửa ngày xưa, vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết...
Quạ và Công
Xưa con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm Công và Quạ ngồi...
Tại sao có tục: “Ăn trầu ngắt đuôi”
Thuở ấy, ở xóm kia có chàng thanh niên và cô thiếu nữ rất xứng đôi vừa lứa. Cha mẹ của đôi bên...
Truyền thuyết thành Cổ Loa
Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất