Sự tích chùa Trấn Quốc
Đến đời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa (1681-1705), chùa được đổi tên là Trấn Quốc. Bức hoành phi đề chữ “Trấn Quốc Tự” treo tại gian đại bái hiện nay được làm từ thời đó. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời vua Lê Hy Tông đã được người dân quen gọi đến tận ngày nay.
Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu và mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Trong một chuyến vi hành đất Thăng Long vào năm 1821, vua Minh Mạng đến viếng chùa và ban 20 lạng bạc để tu sửa. Đến năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn, 200 quan tiền và cho đổi tên thành chùa Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và là ngôi chùa cổ nhất của Thăng Long Hà Nội với hơn 1500 năm tuổi. Chùa Trấn Quốc nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp cổ kính mà còn bởi không gian thoáng mát tươi xanh đã tạo nên một tổng thể kiến trúc, lịch sử văn hóa và thiên nhiên hoàn hảo.
Nằm trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, chùa Trần Quốc luôn được xem như một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh thành Thăng Long, nay thuộc quận Ba Đình (Hà Nội). Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng bậc nhất, nên từ xưa chùa Trấn Quốc thường được các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Trải qua rất nhiều đợt trùng tu, diện mạo của chùa có nhiều thay đổi. Song quy mô và kiến trúc còn giữ được đến nay là kết quả của đợt trùng tu năm 1815 với một diện tích khá rộng khoảng hơn 3.000m2, gồm một vườn tháp phía mặt tiền, nhà tổ, nhà khách, hai dãy hành lang tả hữu và thượng điện.
Ngôi chùa cổ kính này hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị như bộ tượng thờ ở thượng điện. Đây là những pho tượng được tạo tác tỉ mỉ, trau chuốt và mang nét đẹp đặc trưng riêng. Đáng nói nhất là pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam. Chùa cũng có nhiều bia, cổ nhất là tấm bia dựng năm 1639 do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn, nội dung ghi lại lịch sử đại tu chùa vào chính năm này. Trong khuôn viên của chùa có cây bồ đề gần 60 năm tuổi do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống tại Việt Nam.
Đánh giá cao những giá trị lịch sử, tôn giáo cũng như cảnh quan của ngôi chùa, trước kia, Viện Viễn Đông Bác Cổ đã từng xếp chùa Trấn Quốc là công trình lịch sử thứ 10 trong Toàn xứ Đông Dương. Tháng 4 năm 1962, chùa Trấn Quốc được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Cuối năm 2003, chùa Trần Quốc có thêm một công trình ý nghĩa đó là bảo tháp lục độ đài sen. Bảo tháp được đặt trong khuôn viên của chùa gần cây bồ đề với ý nghĩa: Hoa sen tượng trưng cho Phật, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế, còn bồ đề là tri giác, là trí tuệ vô thượng. Từ ngày ngôi bảo tháp được khánh thành, chùa Trấn Quốc đã đẹp lại càng trở nên ý nghĩa hơn.
Ngày trước, có một người đàn bà rất mực kiêu căng và chua ngoa. Hễ giận người nào hay gặp việc...
Ngày xưa ở thôn Bản Bừa, xã Đồng Lang thuộc vùng Tiên Yên (Bắc Việt) có một cô gái chăn trâu...
(Sự tích dân gian Thái) Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng nọ bỗng nhiên xuất hiện một...
Đền ông Hoàng Mười hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền ông Hoàng...
Của trời trời lại lấy đi giương đôi mắt ếch làm chi được trời
Ngày xưa có một người nghèo khổ quá. Ngày ngày ông ra bãi biển cố sức mò cua bắt ốc để lấy miếng...
Theo truyền thuyết và thần tích thì lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và...
Ngày xưa có một ông vua một nước láng giềng tên là Đế Bính. Vua lên ngôi giữa lúc nước nhà có giặc...
Sự tích con nhái (Truyện dân gian Thái)
(Sự tích dân gian Thái) Xưa kia, tại một bản nọ, người dân sống ở đây rất lười biếng lao động....
Đám cưới chuột
Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...
Trạng Quỳnh dạy học
Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...
Tiêu diệt mãng xà
Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ,...
Sự tích hội chùa Hương
Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu...
Chúa Liễu mắc lỡm
Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...
Đầu to bằng cái bồ
Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất