Sự tích hội chùa Hương

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất nét văn hoá phồn thực ( bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu…) du khách đến Chùa Hương cầu mong được thắp một nén tâm hương trước đấng siêu phàm và lời nguyện cầu mọi sự tốt lành.

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa này “ vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. ( Ngày Phật Đản là ngày 19 tháng Hai hàng năm theo Âm lịch ). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ.

Người xưa có câu “ Xuân du phương thảo địa “. Mùa xuân đến nơi đất có hoa cỏ đẹp. Hoặc quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nên các tao nhân mặc khách thường lui tới những nơi có danh thắng đẹp thưởng ngoạn, chính vì thế Chùa Hương là nơi hội tụ của bao người.

Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với cả quân dưới trướng. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.

Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội Chùa Hương về sau và cho tới bây giời, cũng từ đó hàng năm khi mùa xuân đến, dần dần du khách đến với lễ hội ngày một đông vui. Nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 mới chính thức mở hội lớn. Xưa hội Chùa Hương thường được mở sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ vào ngày mùng 06 tháng Giêng.

Làng Yến Vỹ làm lễ khai sơn tại Đền Trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ ) thờ sơn thần là ông Hổ một tín ngưỡng thờ vật thiêng của cư dân làm nghề khai thác lâm sản, mà nay ta thường thấy dưới hạ ban trong đền, điện, phủ có thờ quan ngũ dinh. Trải qua các lớp thời gian, Đền Ngũ Nhạc từ tín ngưỡng thờ vật thiêng Đã cấy vào thờ một vị thần tướng có công đánh giặc Ân dưới cờ Đức Thánh Phù Đổng cứu nước Văn Lang thời Vua Hùng Huy Vương thứ VI.

Lễ khai sơn vốn là nghi lễ của người việt cổ tạ ơn thần núi, Chúa Sơn Lâm và cầu mong trong năm mới làm ăn may mắn tránh được tai ương, tà ma thú giữ. Trong ngày lễ này, sau những nghi thức cúng lễ dân làng cử một vị bô Lão có uy tín trong làng, gia đình song toàn, nhà không có tang… Thay mặt dân làng cầm dao đi ra phía sau Đền chặt một số cành cây, giây leo “làm phép”. Kể từ ngày hôm đó người dân mới chính thức vào rừng.

Kể từ khi Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận ( 1460 – 1469 ) khai phá ra vùng đất Hương Sơn đến nay, đã trải qua 13 đời Sư tổ, để có được danh thắng Chùa Hương như ngày nay.

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, lễ hội Chùa Hương đã trở thành một lễ hội lớn thu hút hàng triệu lượt du khách về thăm quan chiêm bái. Ban tổ chức lễ hội cũng lấy ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương. Và mỗi độ xuân về du khách thập phương lại nô nức trẩy hội, tạo nên một lễ hội tâm linh vui bậc nhất cỗi trời Nam, có thời gian diễn ra lâu nhất và có lượng du khách về trẩy hội đông nhất. Giờ đây lễ hội Chùa Hương đã trở thành một nét văn hoá tâm linh của người dân Việt Nam. Và rồi đất nước lại báo một mùa Xuân nữa đến, khắp bốn phương du khách lại nô nức trẩy hội mong thắp một nén tâm hương trước đấng tối linh thỉnh một lời nguyện cầu.

” Không đi thì nhớ thì thương
Ra đi mến cảnh Chùa Hương không về “

Nguồn: Tổng hợp.

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Lê Lợi

Lê Lợi

Ngày xưa, vào thời Việt Nam bị lệ thuộc Trung Hoa dưới thời nhà Minh, có một người làng Lam Sơn, tỉnh...

Đất nứt con bọ hung

Đất nứt con bọ hung

Từ thuở bé, ngoài tính nghịch ngợm, hiếu động, Quỳnh còn tỏ ra thông minh xuất chúng khi học rất...

Chàng Lía

Chàng Lía

Ngày xưa có một nhà nông phu nghèo ở Gò Sặt, tỉnh Bình Định có một đứa con trai tên là Lía. Từ thuở...

Giàu ba họ, khó ba đời

Giàu ba họ, khó ba đời

Ngày xưa, có một anh học trò rất chăm học, chăm làm, nhưng nhà rất nghèo. Tục ngữ có câu: “Không...

Chúa Liễu mắc lỡm

Chúa Liễu mắc lỡm

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...

Trạng lợn xem bói

Trạng lợn xem bói

Trạng Lợn (tên thật là Chung Nhi) đến kinh, mở một ngôi hàng xem bói. Thế nào lại gặp hai ông bạn...

Chơi Chọi Gà

Chơi Chọi Gà

Tên cầm đầu thị thần và bọn hoạn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại...

Đám cưới chuột

Đám cưới chuột

Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...

Truyện xem nhiều nhất
Đám cưới chuột

Đám cưới chuột

Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...

Tiêu diệt mãng xà

Tiêu diệt mãng xà

Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ,...

Sự tích hội chùa Hương

Sự tích hội chùa Hương

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu...

Chúa Liễu mắc lỡm

Chúa Liễu mắc lỡm

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...

Đầu to bằng cái bồ

Đầu to bằng cái bồ

Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…