Quan Thánh Đế Quân và những điều bạn chưa biết

Tục thờ Quan Công hay Quan Thánh Đế Quân ở Việt Nam nhiều sách cho rằng là bắt nguồn từ tín ngưỡng ngoại lai của Trung Quốc. Theo thống kê, miếu thờ “thần minh, thánh hiền” có số lượng lớn nhất ở Trung Quốc là miếu Quan Đế, đâu đâu cũng có, riêng khu vực thành Bắc Kinh cũ đã có hơn 100 chiếc. Hãy cùng bài viết tìm hiểu những điều bạn chưa biết về Quan Thánh Đế Quân – người đàn ông từ quỷ hóa thành thần được thờ nhiều nhất ở Trung Quốc. 

1. Quan Thánh Đế Quân là ai?

Quan Thánh Đế Quân là tên gọi của một vị danh tướng nhà Thục thời Tam Quốc, tên là Quan Vũ, tự là Trường Sanh, Vân Trường, thường gọi là Quan Công. Ông đã từng phục vụ cho Lưu Bị nhà Thục, rất liêm chính, cương trực, sau bị Tôn Quyền nhà Ngô giết chết. Ông được sùng kính như là vị anh hùng của quốc dân, được xem như là bậc thánh và được thờ tại Quan Đế Miếu, cho nên có tên gọi là Quan Thánh Đế Quân

Có rất nhiều tài liệu lịch sử ghi lại hình ảnh của Quan Thánh Đế Quân
Có rất nhiều tài liệu lịch sử ghi lại hình ảnh của Quan Thánh Đế Quân

Dưới thời nhà Tống, vua Huy Tông phong ông lên ba cấp từ Trung Huệ Công, Sùng Ninh Chơn Quân cho đến Chiêu Liệt Võ An Vương. Vua Văn Tông nhà Nguyên lại phong cho ông là Hiển Linh Nghĩa Dũng Võ An Anh Tế Vương. Vua Thần Tông nhà Minh phong cho ông tước hiệu Tam Giới Phục Ma Đại Đế Thần Uy Viễn Trấn Thiên Tôn Quan Thánh Đế Quân. Đến thời nhà Thanh, vua Đức Tông phong cho ông tước hiệu dài nhất là Trung Nghĩa Thần Võ Linh Hựu Nhân Dũng Hiển Uy Hộ Quốc Bảo Dân Tinh Thành Tuy Tĩnh Dực Tán Tuyên Đức Quan Thánh Đại Đế. 

Trong thư tịch của Thiền Tông như Phật Tổ Thống Kỷ có đề cập đến câu chuyện sau khi có được những chiến thắng, Quan Vũ dần đánh mất mình, tính cách ngạo mạn, cố chấp hình thành trong những lời tán tụng. Khi giữ Kinh Châu, tính cách này đã khiến Quan Vũ trở nên nôn nóng mạo hiểm, cuối cùng để mất Kinh Châu, binh bại Mạch Thành, chết thân một nơi, đầu một ngả. Sau khi ông bị chém đứt đầu chết thì biến thành con quỷ không đầu, hồn phách thường lảng vảng trong rừng trải qua đến ba bốn trăm năm. Cuối cùng con quỷ không đầu ấy gặp Trí Khải Đại Sư – người sáng lập ra Thiên Thai Tông Trung Quốc, được Đại Sư dùng pháp Phật làm cho siêu độ và thoát khỏi thân quỷ. Sau khi được siêu độ, có chánh tín vào Phật pháp, Quan Công phát nguyện lớn đời đời kiếp kiếp sẽ hộ trì chánh pháp, hàng phục yêu ma, bảo hộ già lam thánh chúng. Cho nên ông trở thành vị Bồ Tát hộ pháp cho chốn già lam, được liệt vào hàng ngũ hai vị thần hộ pháp cùng với Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát.

2. Quan Công Đế Quân trong Nho giáo, Phật giáo và Đạo Giáo

Nho Giáo

Trong lịch sử Trung Quốc, Quan Vũ là danh tướng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với hậu thế. Các nhà thống trị phong kiến xem ông là biểu tượng “trung dũng thần vũ” và tinh thần “vì nước quên thân”. Sự sùng bái của người dân Trung Quốc đối với Quan Công được đẩy lên cực điểm vào triều Thanh, khi Quan Vũ trở thành người đứng đầu các vị thần trong Nho giáo, vị trí của ông còn được xem trọng hơn cả Khổng Tử.

Phật giáo

Đại sư Phổ Tịnh sau đó đã giảng giải Phật pháp cho Quan Vũ, khiến Quan Công hổ thẹn mà xin được truyền thụ “tam quy ngũ giới”, trở thành đệ tử Phật môn và thề nguyện làm Hộ pháp cho Phật giáo. Về sau, nhân vật anh hùng được người dân Trung Quốc kính ngưỡng Quan Vân Trường trở thành Già Lam bồ tát, cùng với Vi Đà Bồ Tát là hai đại Hộ pháp của Phật Giáo.

Đạo giáo

Quan Thánh Đế Quân hay còn gọi là Quan Đế, vốn là một trong “Hộ pháp tứ soái” của Đạo giáo. Tín ngưỡng Đạo giáo ngày nay chủ yếu thờ phụng Quan Công như một Thần Tài. Theo tín ngưỡng của đạo này, Quan đế là vị thần “trị bệnh trừ tai, trừ ma diệt ác, tru phạt phản nghịch, tuần sát Âm phủ”. 

Ngoài ra, giới thượng nhân tin rằng lúc sinh thời Quan Công rất giỏi về quản lý tài chính nên họ thờ ông để phù trợ thương nghiệp. Do tính cương trực, nghĩa hiệp nên giới cảnh sát ở Trung Quốc thờ ông làm tổ nghề, và chắc cũng có lẽ vì tính công tư phân minh, trọn nghĩa huynh đệ mà giới xã hội đen cũng tôn ông làm thần linh hộ mệnh. Bên cạnh đó, do lúc nghèo khó ông từng đi bán đậu hủ nên người bán đậu hũ cũng thờ cúng ông.

Ngày nay, người ta chọn lễ vía Quan Thánh Đế Quân là ngày ông hiển thánh và quy y tam bảo là ngầy 24 tháng 6 âm lịch. Khi người Hoa di cư qua miền Nam Việt Nam, họ mang tín ngưỡng thờ Quan Thánh qua và người Việt Nam cũng từ đó mà sùng bái Quan Thánh Đế Quân. Trong các gia đình, nam gia chủ thường thờ ông là thần bảo hộ gọi ông là “ông độ mạng”.

3. Cách thức thờ và an vị ông Quan Thánh Đế Quân

Quan Vũ là người luôn tôn trọng tư cách của một người quân tử theo truyền thống nho giáo. Vì vậy, nếu thờ ông thì phải chọn nơi thanh tịnh, sạch sẽ, trang nghiêm. Mua một trang thờ, để tượng ông đứng bên trong, rồi thường xuyên đốt nhan là đủ. Nhưng khi thiết lập trang thờ và những lúc đốt nhang, phải mặc áo quần dài đàng hoàng, và nhất là thân thể phải sạch sẽ. 

Tượng thờ của Quan Thánh Đế Quân
Tượng thờ của Quan Thánh Đế Quân

Khi đã thờ thì không gọi bất cứ tên nào của ông mà chỉ gọi là Ông. Bàn thờ phải có một bóng đèn đỏ, không được để sáng quá. Tốt nhất là để bàn thờ nơi mình làm việc. Bàn thờ phải để cao hơn đầu người, có rèm che thì càng tốt. Vì nơi thờ thần linh thì không nên để người ta nhìn thấy thẳng mặt vị thần được thờ. Và chỗ thờ Ông không được làm những chuyện ô uế, gian trá,… Nếu bạn trưng như một cái tượng thì nó sẽ là một cái tượng, nếu bạn thờ như một vị thần thì Ông sẽ là một vị thần, giúp cho gia đình bình an, mọi người sáng dạ, làm ăn ngay thẳng mà vẫn phát triển thịnh vượng.

Bài viết trên đây sẽ giúp bạn tìm hiểu được Quan Thánh Đế Quân là ai, cuộc đời của ông ra sao và còn giúp bạn biết được cách thức thờ Ông trong gia đình sao cho đúng.


Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Cuộc đời và nghi án “tư thông” của Huyền Trân Công Chúa

Cuộc đời và nghi án “tư thông” của Huyền Trân Công Chúa

Tìm hiểu sơ lược về cuộc đời Huyền Trân Công Chúa một trong những công chúa nổi tiếng nhất...

12 nguyên nhân khiến vận mệnh của mỗi người là khác nhau

12 nguyên nhân khiến vận mệnh của mỗi người là khác nhau

Cuộc đời của con người trên thế gian này mỗi người mỗi khác, có sướng có khổ, có vất vả có...

Giải mã những ý nghĩa đặc biệt trong tác phẩm Tây Du Ký

Giải mã những ý nghĩa đặc biệt trong tác phẩm Tây Du Ký

Giá trị và những nội hàm thâm sâu đằng sau tác phẩm Tây Du Ký, hành trình thỉnh kinh, những khó khăn...

Ý nghĩa của câu chuyện cổ tích Hoàng tử Ếch

Ý nghĩa của câu chuyện cổ tích Hoàng tử Ếch

Hoàng tử ếch là câu chuyện cổ tích quen thuộc đối với mọi độc giả trên thế giới, đã được...

Câu chuyện về núi Olympus ngôi nhà của 12 vị thần Hy Lạp

Câu chuyện về núi Olympus ngôi nhà của 12 vị thần Hy Lạp

Là một trong những biểu tượng của Hy Lạp cổ đại, núi Olympus là nhà của Mười hai vị thần Hy Lạp,...

Những câu nói về tuổi trẻ, stt về tuổi thanh xuân hay và ý nghĩa

Những câu nói về tuổi trẻ, stt về tuổi thanh xuân hay và ý nghĩa

Tổng hợp 25+ những câu stt ngắn hay về tuổi trẻ, và tuổi thanh xuân tươi đẹp, tràn đầy nhiệt huyết...

Những trang sách huyền thoại gắn liền với tuổi thơ không thể nào quên

Những trang sách huyền thoại gắn liền với tuổi thơ không thể nào quên

Thương ông, Lượm, tiếng trống trường em…đó chính là những trang sách huyền thoại, một phần của...

Top 9 Nàng Công Chúa Nổi Tiếng Nhất Trong Truyện Cổ Tích

Top 9 Nàng Công Chúa Nổi Tiếng Nhất Trong Truyện Cổ Tích

Những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào trong tiềm thức của mọi người và nhất là những ký ức của...

Truyện xem nhiều nhất
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình chính là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời, những câu ca dao tục ngữ gia đình...

Những tác phẩm văn học kinh điển hay nhất mọi thời đại

Những tác phẩm văn học kinh điển hay nhất mọi thời đại

Bài viết sau đây tổng hợp những tác phẩm văn học hay nhất trên toàn thế giới đã đi sâu vào tâm...

Tóm tắt và phân tích ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa

Tóm tắt và phân tích ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa

Truyện cổ tích Sọ Dừa là thể loại truyện dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác....

Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích

Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích

Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố thần kì có vai trò rất quan trọng ở việc hình thành thế giới...

Truyện cười là gì, đặc trưng, phân loại và tính chất truyện cười

Truyện cười là gì, đặc trưng, phân loại và tính chất truyện cười

Mỗi chúng ta từ khi sinh ra chắc hẳn đều được nghe kể về truyện cười. Hãy cùng Cotich.net tìm hiểu...

Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Ý nghĩa sâu sắc của người Việt

Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Ý nghĩa sâu sắc của người Việt

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là câu ca dao chẳng hề xa lạ thế nhưng ý nghĩa sâu sắc và bài...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…