Lê Văn Khôi

Ngày xưa vào triều Minh Mạng, có một chàng trai nhà nghèo nhưng có sức khỏe tuyệt trần. Anh chàng thường chống đò ngang ở bến đò Thiên Tả kiếm ăn. Lúc mới sinh, anh có ba cái nốt đỏ ở bụng, ai nấy đều bảo là tướng rất quý. Tiếng đồn thổi mỗi ngày một rộng. Quan trên nghe tin, cho là tướng nghịch, toan bắt nộp triều đình để lấy thưởng. Biết được tin ấy, anh bỏ lên miền núi rừng tỉnh Cao Bằng. Từ đây, anh kêu gọi các hào kiệt nhóm họp lại, làm giặc chống lại triều đình. Trong số đồ đảng của anh có Nguyễn Hựu Khôi, một chàng trẻ tuổi, nhưng sức khỏe và gan dạ thì được mọi người trầm trồ khen ngợi.

Dần dần thế lực của họ rất mạnh. Họ chiếm được tỉnh Cao Bằng, rồi đánh lan ra các nơi. Quân đi đến đâu các tỉnh hàng phục đến đấy. Nhà vua lo sợ, sai Lê Văn Duyệt cầm quân đi đánh, nhưng quân của họ chiến đấu rất dũng cảm, mấy lần đánh lui những đạo binh đông đảo của triều đình. Chẳng mấy chốc họ tiến sát Bắc thành. Quân triều đình rút vào cố thủ. Bấy giờ vào tiết tháng Bảy, nước sông lên to. Thấy thế nguy khốn, Lê Văn Duyệt vô cùng lo lắng. Hắn bèn biện lễ vật cầu thần giúp đỡ. Thần báo mộng cho biết: tối hôm sau hễ thấy nơi nào có ngọn lửa xanh thì dồn toàn lực đánh ập vào chỗ đó, thần sẽ “âm phò” cho được thắng lợi. Được lời thần, Lê Văn Duyệt ra lệnh cho các đạo quân sẵn sàng. Vào lúc nửa đêm, bỗng nhiên có môt tiếng sét vang, một ngọn lửa xanh xuất hiện ở chỗ quân giặc đang đóng. Quân sĩ triều đình biết là có thần giúp, lăn xả vào chỗ có ngọn lửa. Quả nhiên, họ phá tan được giặc, bắt sống được hàng trăm người trong đó có anh lái đò Thiên Tả và Nguyễn Hựu Khôi.

Khi đưa hàng trăm tội nhân ra pháp trường xử trảm, Lê Văn Duyệt liếc thấy một tù binh dáng người vạm vỡ khỏe mạnh, tướng mạo khôi ngô, thì đem lòng thương hại, mới gọi đến hỏi:- ” Ngươi tên là gì?”-“Nguyễn Hựu Khôi”- người ấy đáp. – ” Ngươi có tài nghệ gì không?”- ” Lên rừng trói hổ, xuống sông bắt sấu, làm gì cũng được!”.

Lê Văn Duyệt bèn bảo lãnh cho chàng để được”đái tội lập công” rồi đưa vào Nam kỳ.

Chẳng mấy chốc Nguyễn Hựu Khôi đã chiếm được lòng tin của Lê Văn Duyệt. Bất cứ công việc gì khó khăn nặng nhọc chàng đều làm cho chủ vui lòng. Sức khỏe và lòng gan dạ của chàng đã làm mọi người khiếp phục. Những tay đô vật cũng như những nhà côn quyền đều coi chàng là bậc đàn anh. Bao nhiêu công việc hàng voi phục hổ, chàng chẳng coi ra mùi mẽ gì.

Một hôm có sứ thần nước Xiêm đến Gia Định. Để sứ thần biết oai thượng quốc, Lê Văn Duyệt sai Khôi cải trang làm lính, trà trộn trong đám quân sĩ đợi lệnh ra trổ tài cho sứ thần xem. Ở Gia Định hồi ấy, người ta có nuôi hổ trong những cái chuồng đặt trong các “khai” rào kín xung quanh. Lê Văn Duyệt truyền mở hội đấu hổ cho mọi người tới xem rồi mời sứ thần Xiêm và các quan chức cùng mình lên ngồi trên vọng đài.

Dứt tiếng trống, Duyệt truyền lệnh bắt đầu cuộc đấu. Khôi mình trần trùng trục, một tay cầm côn sắt, một tay cầm đùi lợn sống tiến lại chuồng hổ mở cửa cho nó ra. Không ngờ gặp phải con hổ quá dữ, vừa ra khỏi chuồng là chồm ngay lên mình Khôi. Chàng sợ nguy đến tính mạng, đành cho nó một côn, hổ ngã lăn ra tắt thở.

Trong khi sứ thần và mọi người đều vừa run vừa phục tài Khôi, thì Duyệt làm bộ nổi giận lấy cớ tại sao lại tự tiện giết mất hổ quý, liền rút lệnh tiễn truyền quân đao phủ dẫn Khôi ra chém. Khôi sụp lạy xin tha tội để cho mình đi bắt trói con khác. Thế rồi chàng lại cầm đùi lợn vào “khai” mở cửa một chuồng hổ khác. Giữa những tiếng trống, tiếng reo dậy đất, chàng cùng hổ quần nhau hồi lâu. Cuối cùng một miếng đá của chàng làm cho hổ lăn ra ngã ngửa. Sẵn dây ở khố, chàng lấy ra trói lại, vác đưa đến trước đài phục mệnh. Trên vọng đài Lê Văn Duyệt hài lòng, sứ thần Xiêm vô cùng thán phục.

Lê Văn Duyệt từ chỗ trọng tài đến chỗ tin yêu, nhận chàng làm con nuôi. Về phần Lê Văn Khôi – tên họ mới của người tù – cũng cảm ơn tri ngộ của chủ. Từ ngày trở thành người thân của quan Tổng trấn, chàng muốn gì có nấy. Cởi áo tù binh khoác áo võ quan, dần dần từ Phó vệ lên Chánh vệ, bước đường công danh tiến nhanh vun vút. Nhưng không bao giờ Khôi quên những bạn nằm gai nếm mật đã rơi đầu dưới lưỡi đao của đao phủ. Được Lê Văn Duyệt che chở, vây cánh của Khôi mỗi ngày một đông. Nhưng giữa lúc đang thuận buồm xuôi gió thì không may Lê Văn Duyệt chết.

Lại nói chuyện, trước kia vua Minh Mạng vốn có tỵ hiềm với Lê Văn Duyệt. Gia Long trước khi nhắm mắt có ý định bỏ trưởng lập thứ, nên cho đòi các quan đại thần về kinh để hỏi ý kiến. Riêng Lê Văn Duyệt tỏ ý bênh cho dòng đích. Nghe được tin này, Minh Mạng xiết bao căm tức. Từ khi lên làm vua, ông muốn ăn gan uống máu Lê Văn Duyệt cho hả giận. Nhưng hồi đó trong tay Lê Văn Duyệt còn nắm binh quyền, nên Minh Mạng đành nuốt giận làm lành. Cho đến ngày Duyệt chết, Minh Mạng mới bãi bỏ chức tổng trấn, giải tán Nam thành; thành Phiên An bây giờ chỉ là thủ phủ của Gia Định, còn sáu tỉnh Nam kỳ trực thuộc với triều đình. Minh Mạng lại cử bố vợ của mình là Bạch Xuân Nguyên làm bố chính Gia Định, dặn cố kiếm lỗi của Duyệt lúc sống để trị tội cho thỏa lòng căm tức bấy lâu.

Lại nói chuyện quốc trượng Bạch Xuân Nguyên vốn là một tên hung ác. Bước chân tới Gia Định, hắn ra sức bới lông tìm vết để khép Lê Văn Duyệt vào tội lộng hành. Hắn đã giết mấy mấy người thân tín của Duyệt. Những người còn lại, hắn sai giam giữ để tra khảo. Về phần Lê Văn Khôi thì chàng hết sức đau xót cho chủ, hơn nữa lại nhìn thấy vây cánh của mình đang bị tỉa dần tỉa mòn, mưa đồ báo phục có cơ vỡ lở nay mai. Vì vậy ngọn lửa hận càng bừng bừng bốc lên.

Đã đến lúc chàng và phó vệ Hùng, bạn chàng, được Bạch Xuân Nguyên gọi vào dinh. Biết hai người này vốn được Lê Văn Duyệt tin cậy, Bạch Xuân Nguyên hỏi ngay:

– Vậy chớ hai thầy ở với Lê Văn Duyệt lâu năm, hai thầy có biết và làm chuyện chi “bất pháp” hãy nói cho ta hay thử?

Không nhịn được nữa, Lê Văn Khôi lập tức mắng ngay:

– Anh là kẻ hậu sinh mà dám khinh mạn một bậc lão tướng công thần. Nếu như thượng công còn sống thì anh làm một tên lính hầu trà của ngài cũng không đáng. Nay ngài mới thất lộc mà anh dám kêu tên ngài ra nói xách mé như vậy. Coi chừng kẻo chúng tôi lấy đầu đi đó!

Nghe mấy lời nhục mạ mình như sét đánh bên tai, Bạch Xuân Nguyên giận tràn hông, vội thét lính bắt giam Khôi lại để trị tội. Nhưng Khôi không để bị giam lâu. Đêm hôm ấy, chàng đã tìm được cách vượt ngục. Lập tức, chàng kêu gọi quân sĩ của mình đột nhập vào các dinh thất bắt bọn quan tỉnh giam lại. Riêng Bạch Xuân Nguyên bị họ tẩm dầu làm bó đuốc sống đốt trước mồ Lê Văn Duyệt.

Tuy mọi việc chưa sẵn sàng, nhưng đã lỡ cưỡi lên lưng hổ, Lê Văn Khôi đành liều cùng các bạn kêu gọi mọi người kéo cờ khởi nghĩa. Chỉ trong một tháng họ lấy được cả Nam kỳ. Minh Mạng cả sợ, sai tướng đem đại quân vào đánh. Quân của Khôi ít, lại bị dàn mỏng nên sau mấy trận quyết chiến giữ không nổi, cuối cùng phải rút vào thành Phiên An cố thủ. Minh Mạng hăm hở ra lệnh vây thành. Nhưng tuy bị vây, thành vẫn trơ gan đứng vững. Minh Mạng càng nóng lòng nóng ruột muốn hạ mau mau, song dù quân đông tướng giỏi súng nhiều, thành vẫn không làm sao hạ nổi. Việc đó làm cho nhà vua hết sức bực bội.

Một hôm, Minh Mạng giả làm dân thường đi dạo chơi ở cánh đồng phía Tây kinh thành.Vua thấy có một bầy trẻ chăn trâu đang chơi trò xây thành bày trận.Tò mò, ông dừng lại xem. Toán trẻ trong thành hết sức cố thủ, toán trẻ ngoài thành đánh mãi không được bèn nghĩ ra kế chất rơm lên xe đốt lửa đẩy vào, nhờ đó cuối cùng thành bị hạ. Lập tức, Minh Mạng sai các tướng học theo kế hỏa công của bọn trẻ mà làm, và nhờ đó ông hạ được thành Phiên An.

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Ba Vành

Ba Vành

Ngày xưa, ở làng Minh Giám có một chàng trai nổi tiếng khỏe mạnh. Lúc mới sinh có nhiều tướng lạ:...

Vợ ba Cai Vàng

Vợ ba Cai Vàng

Ngày xưa ở tổng Hoàng-vân có một viên cai tổng, người ta thường gọi là Cai Vàng. Thưở trẻ ông ta...

Người thợ mộc Nam Hoa

Người thợ mộc Nam Hoa

Làng Nam-hoa có một người thợ mộc khéo tay tên là Chuẩn. Thuở trẻ ông lưu lạc khắp nơi vừa làm thuê...

Sắt Ngắn, Gỗ Dài

Sắt Ngắn, Gỗ Dài

Hồi Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về quê làng Trung Am mở trường dạy học, học trò theo học rất đông....

Phân xử tài tình

Phân xử tài tình

Ngày xưa, có một ông quan huyện có tài xét xử. Trong dân gian có vụ nào rắc rối gay go nhất, ông đều...

Tinh con chuột

Tinh con chuột

Ngày xưa có một anh học trò, con một nhà phú hộ, được nuông chiều và chăm chút rất mực. Năm hai mươi...

Trạng Hiền

Trạng Hiền

Vào thời nhà Trần, ở một làng nọ bây giờ thuộc về Nam-định có một em bé tên là Hiền. Hiền được...

Người ả đào với giặc Minh

Người ả đào với giặc Minh

Làng Đào-đặng thuộc tỉnh Hưng-yên khi xưa có một thôn, trong thôn có nhiều con gái người đẹp hát...

Truyện xem nhiều nhất
Đám cưới chuột

Đám cưới chuột

Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...

Tiêu diệt mãng xà

Tiêu diệt mãng xà

Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ,...

Sự tích hội chùa Hương

Sự tích hội chùa Hương

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu...

Chúa Liễu mắc lỡm

Chúa Liễu mắc lỡm

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...

Đầu to bằng cái bồ

Đầu to bằng cái bồ

Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…