Ba Vành
Nhà nghèo, Ba Vành phải đi ở chăn trâu độ thân. Chàng thường chơi với bọn trẻ chăn trâu trong làng. Một hôm, cả bọn rủ nhau bày trò chia phe đánh trận. Phe Ba Vành sau một lúc chiến đấu, bị thua phải bỏ chạy; những đứa trẻ thuộc phe bên kia đuổi theo. Khi sắp tới một khe sâu, bị đuổi kíp quá, Ba Vành liền dừng lại vuốt hai chòm lông rồi làm một nhảy vượt sang tận bờ bên kia. Cả đám trẻ thấy vậy trố mắt đứng nhìn và kêu lên: -“Kìa, trông thằng Vành có phép phi thân!”. Từ đó, chúng thần phục Ba Vành, tôn chàng làm vua, gọi là vua Ba Vành.
Một hôm, Ba Vành để trâu ăn lúa của một mụ nhà giàu trong vùng. Mụ này nổi tiếng ngoa ngoắt, đã từng được người ta gọi là Chua Lừng. Nghe tin báo, mụ chạy ra réo tên Ba Vành mà chửi ầm ĩ. Không nhịn được chàng liền ra lệnh cho bọn trẻ bắt lấy mụ đưa vào bãi lau gần đấy để trị tội. Ba Vành lấy dao rạch mồm, và bảo: -“Muốn chửi, ta mở rộng mồm mà chửi cho sướng!”. Đoạn anh giết con trâu mình đang chăn cho bọn trẻ ăn khao. Việc làm của Ba Vành bị bọn nhà giàu và bọn hào cường thù ghét. Chúng cho người truy lùng anh. Ba Vành trốn trên một lùm cây. Bọn chúng rình mò vây bọc trong mấy ngày trời. Nhưng khi chúng xông vào thì Ba Vành đã kịp thời vuốt lông xoăn làm một phóc vọt qua ngọn tre. Cả bọn kinh hãi bỏ dở cuộc vây bắt.
Từ đó, Ba Vành làm giặc chống lại triều đình. Nghe tin Ba Vành có võ nghệ phi thường, người ta theo về rất đông. Họ vẫn gọi tên chàng là vua Ba Vành. Quân của chàng đánh đâu thắng đấy. Nhờ hai chòm lông, Ba Vành xuất quỷ nhập thần. Có những lúc chàng nhẹ nhàng nhảy vào doanh trại địch diệt sạch những tên chỉ huy. Rồi lại nhẹ nhàng nhảy ra, sau đó đưa quân tiến đánh. Bọn lính địch mất tướng như rắn mất đầu, chỉ còn biết vắt chân lên cổ mà chạy.
Về sau, nhà vua sai Nguyễn Công Trứ làm tướng cầm mấy đạo quân triều đình đi đánh Ba Vành. Nhưng quan quân tuy đông, cũng không làm sao thu được thắng lợi. Dù bị vây bọc như thế nào, Ba Vành cũng phi thân nhảy ra được; việc đó làm cho quân triều đình hết sức ngơ ngác và khiếp đảm, tiếng đồn làm họ ngày một ngã lòng. Thấy kẻ địch có phép xuất quỷ nhập thần, Nguyễn Công Trứ cũng e ngại. Ông cho tra hỏi dân chúng các làng xem phép thuật của Vành ra làm sao, nhưng chẳng một ai biết mà trả lời. Nguyễn Công Trứ lại càng lo lắng.
Dò la mãi không được, Nguyễn Công Trứ bèn lập một mẹo mới. Ông ra lệnh cho quân sĩ làm bộ rút lui, và cho phép các cơ đội đón phường chèo về mở cuộc vui trong mười đêm ngày. Quả nhiên, mẹo của ông có kết quả tốt.
Quân lính của Ba Vành có nhiều người say mê hát chèo đến nỗi phải cải trang làm dân thường lẻn đến doanh trại triều đình, trà trộn trong đám dân làng xem hát. Nguyễn Công Trứ rình bắt được một số đem về tra hỏi, thì trong đó có hai người thân tín của Ba Vành. Ông chỉ cật vấn họ về những điều bí mật xung quanh phép lạ của Ba Vành. Hai người lúc đầu nhất định không chịu nói. Nhưng vị tướng của triều đình rất khôn ngoan, không hề dùng đến kìm kẹp mà vẫn cho tiếp đãi hai người rất hậu. Họ muốn gì có nấy. Quả nhiên, về sau hai người đành chịu khai ra hai chòm lông xoắn rất mầu nhiệm của chủ tướng. Nghe đoạn, Nguyễn Công Trứ liền lấn thêm một bước, dỗ dành hai người trở về tìm cách cắt cho được hai chòm lông của Ba Vành, để không những “đái tội lập công” mà còn mong ban thưởng quan cao lộc hậu.
Hai người vâng lời trở về. Gặp lại chủ tướng, họ nói dối là mình bị bắt nhưng nhờ mưu trí nên trốn thoát được. Ba Vành không ngờ họ đã trở thành những tên phản bội, vẫn đối đãi thân cận như xưa. Một hôm đến phiên hai người túc trực cho chủ tướng nằm ngủ, họ lén dùng kéo cắt phăng hai chòm lông ở chân Ba Vành, rồi mật báo cho Nguyễn Công Trứ biết. Được tin, Nguyễn Công Trứ vội thúc quân tiến đánh, vòng vây mỗi ngày một xiết chặt. Ở trong đồn lũy, bộ hạ của Ba Vành khuyên chàng sớm trốn ra. Nhưng tin vào hai chòm lông mầu nhiệm của mình, Ba Vành vẫn cười ha hả bảo rằng:
– Cho các ngươi lọt ra trước đi, còn ta, ta chờ chúng đến sẽ nhảy ra cũng chưa muộn.
Không ngờ đến lúc quân triều đình đã lọt vào tận cửa buồng, Ba Vành mới mó đến hai chòm lông thì ôi thôi, chúng đã bị cắt gọn từ lúc nào rồi. Không còn có cách gì trốn tránh được nữa, ông đành giơ tay chịu trói.
Ngày xưa ở tổng Hoàng-vân có một viên cai tổng, người ta thường gọi là Cai Vàng. Thưở trẻ ông ta...
Làng Nam-hoa có một người thợ mộc khéo tay tên là Chuẩn. Thuở trẻ ông lưu lạc khắp nơi vừa làm thuê...
Hồi Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về quê làng Trung Am mở trường dạy học, học trò theo học rất đông....
Ngày xưa, có một ông quan huyện có tài xét xử. Trong dân gian có vụ nào rắc rối gay go nhất, ông đều...
Ngày xưa có một anh học trò, con một nhà phú hộ, được nuông chiều và chăm chút rất mực. Năm hai mươi...
Vào thời nhà Trần, ở một làng nọ bây giờ thuộc về Nam-định có một em bé tên là Hiền. Hiền được...
Làng Đào-đặng thuộc tỉnh Hưng-yên khi xưa có một thôn, trong thôn có nhiều con gái người đẹp hát...
Ngày xưa có một anh chàng, nhà giàu có nhưng phải cái ngu ngốc thì không ai bằng. Một hôm, nghe nói trong...
Đám cưới chuột
Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...
Trạng Quỳnh dạy học
Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...
Tiêu diệt mãng xà
Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ,...
Sự tích hội chùa Hương
Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu...
Chúa Liễu mắc lỡm
Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...
Đầu to bằng cái bồ
Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất