Ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non
Jean de La Fontaine là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo. Là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng nhưng được viết theo trường phái khá trừu tượng và mang ý nghĩa biểu tượng cao cũng như giàu chất triết lý. Hầu hết các bài thơ ngụ ngôn của ông đều rất nổi tiếng và mang giá trị văn hóa to lớn. Ở Việt Nam, bài thơ ngụ ngôn “chó sói và cừu non” từng được đề cập trong chương trình học.
Khát quát tác phẩm
Nguyên văn bài thơ như sau:
Bài thơ chủ yếu nói về cuộc đối thoại giữa chó sói và cừu, sói ỷ mình là kẻ mạnh, là kẻ bề trên nên ra hàng loạt những điều vô lý nhằm đẩy cừu vào chỗ chết, đó là những lý lẽ hết sức vớ vẩn, không có căn cứ. Bài thơ Chó sói và cừu non của La Phông-ten đưa ra một tình huống đáng thương của chú cừu non (chiên con) tội nghiệp. Chú cừu non đang uống nước thì gặp sói già độc ác đang trong tình trạng “dạ trống không” nên sói đã viện mọi lí do để ghép tội cho chú cừu non. Mặc dù cừu non nói lí lẽ, trình bày sự vô tội của mình, nhưng sói không hề đếm xỉa đến lẽ phải, đã ăn thịt cừu non.Từ đó, bài thơ xây dựng những hình tượng nghệ thuật với hình ảnh chó sói và cừu. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại ngắn, nhưng lại gợi ra rất nhiều ý nghĩa cũng như tính triết lý của tác phẩm.
Ý nghĩa truyện ngụ ngôn chó Sói và cừu non
* Ý nghĩa hai hình tượng Sói và Cừu
Sói và Cừu dường như là những hình tượng quen thuộc thường được dùng trong những câu chuyện ngụ ngôn, nếu không muốn nói là được gán cho hẳn một ý nghĩa chung nhất quán. Cừu non, với đặc điểm ngoại hình cũng như đặc tính của nó, là loại vật nhút nhát, sợ sệt, thường sống theo bầy đàn vì quá yếu đuối. Đồng thời, cũng là con vật hiền lành, tốt bụng, không thường xuyên gây hại cho ai trừ khi phải phòng vệ. Vì vậy, trong văn học, đặc biệt là trong thể loại ngụ ngôn, cừu tượng trưng cho những đối tượng hiền lành, thân thiện, yếu đuối và không có khả năng phản kháng nếu có gặp nguy hiểm. Luôn luôn là con vật chịu phần thiệt và thường có cái kết không hậu. Chính vì quá yếu đuối, nên bù lại, văn học thường xây dựng hình ảnh cừu thông minh, tinh ranh và căm ghét cái ác. Ngược lại với cừu, Sói tượng trưng cho cái ác, đây là một loài vật trong thực tế vô cùng tàn ác và tinh ranh, chúng khát máu và con mồi tự nhiên là Cừu. Trong bài thơ, sói là hiện thân của một “con quái ác”, “một bạo chúa khát máu”. Sự độc ác của nó thể hiện qua tiếng gầm thét: “thét vang ” “gầm lên ” khi đối mặt với cừu non. Mặc cho cừu non hết lời phân bua phải trái phản bác lại sự ghép tội vô lí của sói già, sói độc ác vẫn lao vào ăn thịt cừu non tội nghiệp không cần đếm xỉa đến lẽ phải.
Chính vì sói độc ác, hung dữ nên bị các loài vật đời đời căm ghét. Và có lẽ cũng chính vì sói luôn bị căm ghét nên nó đã ghi thành dấu ấn, khi gặp cừu non nó cũng thừa nhận mình luôn bị nói xấu, bị căm ghét. Vì vậy sói thường tượng trưng cho cái ác. Trong đoạn thơ này, còn tượng trưng cho sự ngu dốt, không có tính người và không cần lý lẽ. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ, ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc của cả sói lẫn cừu.
* Bài học về việc không nên nói lý lẽ với những kẻ ác
Trong đoạn thơ, Cừu hiểu rõ rằng Sói là kẻ thù tự nhiên của mình, bản tính cực kì ác độc và tàn bạo, là động vật ăn thịt nên cực kì nguy hiểm. Những đối tượng ác độc như thế này không bao giờ chịu nghe lý lẽ, hoặc lời giải thích của đối phương, vì vậy, có thể khẳng định dùng lý lẽ để nói chuyện với những kẻ như thế này là không cần thiết và không có hiệu quả. Bởi Sói, cũng như những kẻ xấu trong xã hội chỉ quan tâm đến lợi ích mà bản thân sẽ đạt được, bất chấp chuyện đó trái với lẽ thường tình, đạo đức, phẩm chất thậm chí là dùng mọi thủ đoạn. Trong đoạn thơ trên, Sói không tiếp thu những lý lẽ của Cừu mặc dù đó là những lý lẽ đúng và chính xác, Sói nhận ra mình sai nhưng không chấp nhận, liên tục nói vòng vo và nghĩ ra hàng loạt các lý do vô lý để dồn Cừu vào đường cùng. Vì vậy trong trường hợp này, hãy sử dụng trí thông minh và sự tài trí của mình để đối phó với kẻ xấu, thậm chí, là những mưu mẹo. Đây là những kẻ không bao giờ nghe theo đạo lý hay lẽ phải, vì vậy phải dùng những cách đặc biệt nếu không chúng ta sẽ gặp phải nguy hiểm.
* Bài học về việc tốt bụng quá sẽ trở thành ngu dốt
Cừu trong đoạn thơ ngụ ngôn là hình tượng tượng trưng cho bên thiện, tốt bụng và hiền lành, tuy nhiên, lại quá hiền lành chưa đủ sự thông minh khi đối phó Sói, dẫn đến việc mất cả tính mạng. Bài học đặt ra là cần phải sự khôn ngoan và mưu mẹo, đừng quá tốt bụng dẫn đến việc mình sẽ chịu thiệt. những kẻ cần ác, cần phải có những biện pháp mạnh hơn là nói lý lẽ. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều thành phần khác nhau, sự thông minh đôi khi rất cần thiết. Hãy rèn luyện kỹ năng của mình để ứng phó được những tình huống trong cuộc sống.
Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tạo của La Phông – Ten, để lại những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh Sói và Cừu, tác giả phê phán lối sống bất chấp lý lẽ và sự khát máu, ngu dốt của Sói, thể hiện niềm cảm thương với Cừu.
Thảo Nguyên
Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé
Các phụ huynh nên thường xuyên kể những truyện cổ tích về loài vật cho các bé nghe bởi vì những câu...
Tổng hợp những bài thơ giúp phát triển tư duy trẻ nhỏ
Cùng Cotich.net tổng hợp những bài thơ có tác động lớn vào tâm hồn của trẻ nhỏ, góp phần phát triển...

Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé
Các phụ huynh nên thường xuyên kể những truyện cổ tích về loài vật cho các bé nghe bởi vì những câu...

Ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non
Chó sói và cừu non là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tạo của La Phông – Ten, để lại những ý...

Tổng hợp những bài thơ giúp phát triển tư duy trẻ nhỏ
Cùng Cotich.net tổng hợp những bài thơ có tác động lớn vào tâm hồn của trẻ nhỏ, góp phần phát triển...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất