Tổng hợp những bài thơ giúp phát triển tư duy trẻ nhỏ

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan

Trẻ nhỏ là những mầm non của tương lai, đồng thời cũng là đối tượng dễ bị tác động bởi những hoàn cảnh bên ngoài, chúng mang những tâm hồn mong manh, ngây thơ và dễ vỡ. Vì vậy định hướng sự phát triển tư duy từ nhỏ cho trẻ em là nhiệm vụ quan trọng đối với gia đình và đối với nền giáo dục nước nhà. Đặc biệt, văn học là phương tiện tác động nhanh nhất đến tư duy trẻ nhỏ. Văn học thiếu nhi ở Việt Nam chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức, tuy nhiên vẫn nổi bật lên những tác phẩm xuất sắc góp phần lớn vào công việc giáo dục trẻ nhỏ, đặc biệt là những tác phẩm thơ.

1. Lời chào

Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Lời chào thân thương quá
Làm mát ruột cả nhà
Đẹp hơn mọi bông hoa
Cháu kính yêu trao tặng
Chỉ những người đi vắng
Cháu không được tặng “chào”.

Bài thơ giản dị và trong sáng, phù hợp với tâm hồn của trẻ nhỏ. Bài thơ được sáng tác để giáo dục những đứa trẻ biết các sống lịch sự, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Cũng như dặn dò những đứa trẻ phải biết ngoan ngoãn, kính trên, nhường dưới.

2. Hạt gạo làng ta

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
 
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
 
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
 
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
 
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Bài thơ là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Được viết bởi văn phong của một đứa trẻ nhưng lại mang những suy nghĩ của người lớn, bài thơ giáo dục trẻ nhỏ biết trân quý những hạt gạo – lương thực nuôi dưỡng cả một thế hệ Việt Nam.

3. Thương ông

Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần
Âu yếm nhanh nhảu
“Ông vịn vai cháu
Cháu đỡ ông lên!”
Ông bước lên thềm
Trong lòng vui sướng
Quẳng gậy cúi xuống
Quên cả đớn đau
Ôm cháu xoa đầu
“Hoan hô thằng bé
Bé thế mà khỏe
Vì nó thương ông.”

Bài thơ được viết bởi Tú Mỡ, một trong những nhà thơ xuất sắc của văn học Việt Nam, “Thương ông” là một bài thơ dành cho thiếu nhi, giáo dục về tình yêu thương trong gia đình, khuyên trẻ nhỏ phải biết yêu thương giúp đỡ nhau, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, người thân trong gia đình. Bài thơ ca ngợi những đứa trẻ ngoan luôn yêu thương ông bà của mình.

4. Chuyện cổ nước mình

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm

Bài thơ được viết bởi Lâm Thị Vĩ Dạ, ca ngợi truyện cổ tích – một trong những sáng tạo nghệ thuật của người dân lao động. Truyện cổ tích là thế giới tuổi thơ của những đứa trẻ, dạy về những đạo lý làm người, “ở hiền gặp lành”. Bằng những vần thơ xuất sắc, nhà thơ đã góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống của đất nước, qua đó giáo dục những đứa trẻ biết quý trọng văn hóa dân tộc, thực hiện những đạo lý làm người tốt đẹp.

5. Làm anh – Đoàn Thị Lam Luyến

Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em bé gái
Phải người lớn cơ
 
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng
 
Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn
 
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.

Bài thơ không chỉ ca ngợi tình anh em trong gia đình, mà hơn thế nữa còn là sự hi sinh. Để có thể trở thành một người anh tốt, phải có sự hi sinh cao cả, không đơn thuần chỉ là nhường nhịn. Bài thơ khuyên những người anh chị trong nhà phải biết yêu thương những đứa em của mình.

Trên đây là những bài thơ tác động lớn vào tâm hồn của trẻ nhỏ, góp phần phát triển tư duy cũng như nhận thức của trẻ nhỏ. Giáo dục qua những bài thơ là một hình thức giáo dục hay mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Xem thêm:

Thảo Nguyên


Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Truyện xem nhiều nhất
Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé

Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé

Các phụ huynh nên thường xuyên kể những truyện cổ tích về loài vật cho các bé nghe bởi vì những câu...

Ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non

Ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non

Chó sói và cừu non là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tạo của La Phông – Ten, để lại những ý...

Tổng hợp những bài thơ giúp phát triển tư duy trẻ nhỏ

Tổng hợp những bài thơ giúp phát triển tư duy trẻ nhỏ

Cùng Cotich.net tổng hợp những bài thơ có tác động lớn vào tâm hồn của trẻ nhỏ, góp phần phát triển...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…