Thơ trống, vần thiên
Các quan hàm lâm Bắc quốc đã được thông báo sẵn đề thi trước mấy giờ để kịp thi thố tài năng; riêng Quỳnh tất bị giữ kín, sẽ lâm vào thế bị động, thua là cái chắc.
Trước mặt vua Tàu, những người dự thi sẵn sàng giấy bút chờ đề vua ban. Quỳnh và mấy người được báo cho hay: khi trống nổi lên, ấy là cuộc thi bắt đầu.
Quỳnh chăm chăm nhìn vào giáo trống. Bỗng “tùng” một cái, trống điểm rành rọt, mà đề thi vẫn chẳng có. Trong lúc ấy các quan hàm lâm Bắc quốc không ai bảo ai đã cắm cúi viết, người được mấy dòng, kẻ đã gần kín trang.
Biết là bị mắc mưu lừa, Quỳnh ngẫm nghĩ: “Đề thi không ra mà họ lại làm được bài, ắt là đề thi bị giấu, nhưng chỉ giấu ta còn không giấu họ. Vậy phải tương kế tựu kế, không thể để nhục quốc thể”.
Nghĩ đoạn Quỳnh thực hiện ngay mưu mẹo, cắm đầu vào quyển thi, lia thiên lịa thẹo nét bút lòng vòng, dấu mực nho đè dúi vào nhau, trông hàng lối đâu đấy nhưng không chữ nào ra chữ nào. Viết xiên viết xẹo một chặp, Quỳnh cuộn bài thi đút vào ống quyển đem nộp.
Đi lướt qua mặt các quan hàn lâm Bắc quốc, Quỳnh liếc nhanh để xem đề thi là gì, thấy loáng thoáng bốn chữ: “Thơ trống vần thiên”. Đúng như Quỳnh chợt nghĩ lúc nãy, khi thấy thị vệ đánh trống xong, bỗng chỏ dùi trống lên trời ( chữ hán: Thiên nghĩa là trời).
Nắm chắc đề thi rồi, Quỳnh ung dung trở lại kỳ án của mình, chuẩn bị trong đầu bài văn thật hay, thật chỉnh, theo đúng đề thi vua ngầm đưa ra.
Cuộc thi kết thúc, các bài văn khác được đọc lên, riêng bài của Quỳnh thì cả vua Tàu, cả các bậc tài danh thiên triều đều cứng họng không đọc nổi, vì đó chỉ là những dấu mực loằng ngoằng vô nghĩa đè giúi vào nhau thành hàng thành lối. Thật như bát quái trận đồ.
Vua Tàu giận lắm mắng Quỳnh té tát:
– Nhà ngươi đúng là đồ vô học, không biết chữ thánh hiền, vậy mà cũng dám dự thi với các danh tài thiên quốc. Giá ngươi nói trước, tội còn giảm được đôi phần. Đằng này điếc không sợ súng, ngươi dám bỉ mặt ta, tội không tha được!
Quỳnh chẳng hề lúng túng, lễ phép tấu trình:
– Tôi đâu dám làm điều sằng bậy. Bài văn tôi viết hay lắm, dẫu không giật giải nhất cũng chẳng phải văn xoàng, để đến mang tội. Xin được soi xét công minh.
– Ngươi có viết gì đâu mà bảo văn hay. Lại còn soi xét. Soi xét mấy đống gà bới à?
– Thật oan cho thần.
– Oan là oan thế nào? Có ai đọc nổi gì đâu mà ngươi dám bảo oan?
– Chết nỗi, thần cứ nghĩ nhà vua và các danh tài đất thiên triều thông hiểu lối chữ thảo của nước chúng tôi. Vậy là tôi nhầm. Xin được chép lại theo lỗi chữ thông thường mà bọn học trò ở xứ tôi vẫn tập viết vậy.
Vua Tàu nghe thấy chuyện lạ, cho phép Quỳnh chép lại bài văn để vua thưởng lãm.
Thế là bài văn trong đầu Quỳnh được thể rông rổng tuôn ra đầu ngọn bút lông, tha hồ thả ngọc phun châu. Vua Tàu đọc xong gật gù phê là tuyệt tác, rồi bỗng hỏi Quỳnh:
– Văn tài như ông, xứ Nam có mấy người?
– Dạ, tôi chả đáng mặt văn tài xứ Nam, vì xứ Nam tôi nhiều người giỏi lắm, còn vô học như tôi. Quỳnh nói chậm lại và hơi nhấn giọng, nghĩ đến lời vua Tàu lúc nãy mắng mình là vô học
– Vâng cái đồ vô học như tôi thì ở nước Nam mỗi nhà đều có vài người.
Vua Tàu nghe vậy cả kinh, biết là mắc mưu Trạng Quỳnh mà vẫn phục tài sứ thần Nam Quốc.
Trong thời gian đi sứ bên Tàu, một lần quan thừa tướng nước ấy mời Trạng Quỳnh đến dinh, mở tiệc...
Nghe tin Quỳnh đãi tiệc, các quan Tàu bảo nhau kéo đến rất đông. Quỳnh sai quân lính trang hoàng phòng...
Có nhiều câu chuyện về một nhân vật xuất chúng được nhân dân truyền tụng từ đời này sang đời...
Sau trận con ốm, lần này lại đến lượt vợ Quỳnh nằm liệt giường liệt chiếu. Người nhà bổ nhau...
Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...
Họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam (Bắc Việt) là một gia tộc có nhiều người làm quan to trong...
Năm Chung Nhi lên ba tuổi thì triều đình mở khoa thi. Có hai ông Trạng Nguyên và Bảng Nhãn vinh quy về qua...
Đám cưới chuột
Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...
Trạng Quỳnh dạy học
Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...
Tiêu diệt mãng xà
Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ,...
Sự tích hội chùa Hương
Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu...
Chúa Liễu mắc lỡm
Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...
Đầu to bằng cái bồ
Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất