Ông Nghè hoá cọp
Đến khoa thi, nhờ đút lót tiền cho quan trường, hắn đỗ hương cống. Đỗ hương cống, về làng hắn không còn coi ai ra gì. Đối với người hai thứ tóc hắn cũng mày tao, làm cho cả tổng lo ngay ngáy, chỉ sợ hắn mà đỗ ông nghè thì rồi dân hàng tổng không ai cất đầu lên được.
Nhưng chẳng bao lâu, cứ lấy tiền mà rẫy, gã thanh niên ấy đỗ ông nghè thật. Đỗ tiến sĩ, hắn được vua ban áo mũ, cờ biển, võng lọng về vinh quy, có lính theo hầu, có dân làng đón rước.
Đường từ Kinh về làng xa lắm, phải qua rừng, qua đèo, lội suối, lại đi trong mùa hè, nên nhân dân và binh lính phục dịch rất là vất vả. Đến một khu rừng rậm, binh lính và nhân dân dừng lại để nghỉ. Mọi người mệt nhọc, nằm dưới bóng mát ngủ thiếp đi. Nghè ta được ngồi võng nên không mệt nhọc gì cả. Thấy rừng xanh um, lại nghe tiếng suối chảy róc rách ở gần, hắn liền dạo chơi, lần đến bờ suối, tìm tảng đá ngồi nghỉ, định nghĩ mấy vần thơ vịnh cảnh vinh quy giữa núi cao rừng thẳm, nhân cũng để tỏ “chí thanh cao” của mình. Thấy nước suối xanh trong và mát lạnh, lại vắng vẻ không người qua lại, nghè ta định tắm cho thân thể mát mẻ, tinh thần sảng khoái, để nghĩ cho ra những vần thơ hay…
Hắn cởi quần áo lội xuống suối. Chao ôi! Nước mát làm sao. Nhưng tắm xong, hắn thấy ngứa ngáy khác thường, ngứa và nóng bỏng như rôm sẩy mọc lên khắp mình mẩy. Hắn lấy tay gãi thì thấy da thịt bị xước, máu chảy ròng ròng. Nhìn các đầu ngón tay, hắn thấy móng tay đã mọc dài từ bao giờ, nhọn và sắc, nhìn đến chân tay mình mẩy thì lông lá xồm xoàm. Hắn thấy trong bụng cồn cào như hun, như đốt, cổ họng như bị bỏng, khát tưởng như có thể uống cạn giếng nước đầy. Hắn đến bờ suối, cúi đầu xuống dòng nước trong mát để uống thì thấy mặt mình đã hóa ra mặt hổ, thân hình mình cũng là thân hình hổ. Hắn kinh hãi quá, lên tiếng gọi quân sĩ thật to, mong họ cứu chữa cho mình, thì tiếng của hắn đã trở nên những tiếng gầm của hổ. Hắn càng gào thét thì những tiếng ở miệng hắn thốt ra đều là những tiếng gầm vang, chấn động cả khu rừng. Nghè ta thấy mình đã hóa cọp, tức tối chạy rong một lúc, rồi cúp đuôi chạy thẳng vào hang sâu. Quân sĩ và phu tráng đang ngủ say, bỗng nghe tiếng hổ gầm dữ dội, đều thức dậy. Họ tìm khắp mọi nơi không thấy ông nghè đâu, yên trí là ông nghè đã bị hổ tha đi mất. Mọi người đành nhặt nhạnh khăn gói, cùng nhau ra khỏi khu rừng, tìm đường quang đãng để đi, phu tráng thì trở về làng, còn quân lính thì trở về Kinh.
Từ đấy, cứ cách vài ngày, người ta lại thấy một con hổ xám rất lớn gầm lên những tiếng ghê rợn trên một ngọn núi trọc. Trong có ba tháng trời, con ác thú ấy đã ăn thịt hơn mười khách bộ hành. Con đường tắt qua rừng dần dần thưa người qua lại. Chỉ còn một số phường săn đến thăm dò, để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu, cũng không lừa nổi nó. Người ta nói: trong đêm thanh vắng, nó khóc thút thít như người. Săn mãi không được, những người phường săn cũng chán nản, bỏ khu rừng ấy không đến nữa. Câu chuyện ông nghè về vinh quy bị hổ tha mất cũng lu mờ dần trong trí nhớ mọi người…
Năm sáu năm sau, có một anh nông dân cùng làng với nghè hóa cọp đi lính được trở về làng. Anh đến địa đầu khu rừng thì trời đã xế chiều. Anh tính nếu đi qua rừng thì sáng sớm hôm sau đã về đến nhà, còn nếu đi đường vòng qua đồi, qua các bản làng thì hai ngày nữa mới tới nơi. Anh vào một cái quán bên đường uống nước, giở cơm nắm ra ăn, và đem việc tính toán đường đi nói chuyện với nhà hàng. Mấy ông già bà già đều khuyên anh không nên qua rừng và nói cho anh biết con cọp xám mỗi ngày một hung dữ. Anh vốn người gan dạ, lại đi lính đã lâu năm, đang nóng gặp gia đình, nên anh quyết băng rừng. Ăn đã chắc dạ rồi, anh vác một ngọn giáo, một bó nứa để phòng làm đuốc, đeo tay nải, bùi nhùi, mạnh dạn đi thẳng vào rừng…
Lâu năm cỏ đã mọc kín đường mòn, phải tinh mắt lắm mới nhận ra lối đi. Anh rảo bước để ra khỏi khu rừng trước khi mặt trời lặn. Mới đầu nghe tiếng lá rơi, tiếng cành khô rơi, anh cũng nhìn trước nhìn sau, rồi càng đi sâu vào rừng, càng thêm hiu quạnh, âm u, nhưng lòng hăng hái của anh càng tăng lên. Không những anh không sợ nữa, mà còn nghĩ thầm: “Thật người ta cũng nhát quá! Hổ xám họa hoằn mới ra, chứ có đâu lúc nào nó cũng ngồi chồm chỗm bên đường để rình người!”. Anh vừa nghĩ xong thì chợt có tiếng động ở một bụi rậm bên đường. Tiếng sột soạt lúc nhẹ, lúc mạnh, như có người đang kéo cành khô. Anh cầm chặt ngọn giáo, lắng tai nghe…
Thốt nhiên có tiếng gọi, tiếng khàn khàn, ồ ồ, như kẻ rụt lưỡi, không hẳn là tiếng người, nhưng dùng lời thì thật sõi:
– Anh Lương đấy à? Hãy dừng lại, tôi hỏi một tí.
Anh nông dân thấy gọi đúng tên mình, liền đứng lại. Trong bụi có tiếng nói tiếp:
– Tôi là Bành đây, không biết anh có còn nhớ không? Tên Bành đã đốt nhà anh, làm cho anh phải bỏ làng đi mất mấy năm ấy mà!
Anh nông dân đáp:
– Tôi nhớ ra rồi. Sao người ta lại nói anh bị hổ tha đi mất? Còn chuyện cũ kia, thôi đừng nhắc đến làm gì. Nếu có phải anh nhỡ độ đường thì ra đây, tôi đưa về làng. Trời sắp tối rồi!
Có tiếng thở dài trong bụi; rồi có tiếng nói ra:
– Tôi chỉ lo anh chưa quên chuyện cũ. Bây giờ thì tôi… tôi không ra đi với anh được. Anh hãy nán lại một chút, tôi xin kể nông nỗi của tôi anh nghe…
Rồi Bành kể hết mọi việc của hắn từ ngày hắn đỗ ông nghè, về vinh quy và hóa cọp.
Anh nông dân hỏi hổ xám:
– Thế bây giờ, muốn tôi giúp gì cho?
Hổ đáp:
– Tôi có đứa con trai, ngày tôi vào Kinh thi, nói mới lên hai; tôi lại còn mẹ già và vợ dại… Không biết có còn cả hay không? Nếu còn, nhờ anh trông nom, giúp đỡ cho.
Rồi hắn hỏi:
– Anh Lương ơi! Anh có thịt chín đấy không? Bao nhiêu năm nay, tôi ăn toàn thịt sống, những lúc tỉnh như lúc này, thèm thịt chín quá…
Anh nông dân lục trong tay nải, rồi bảo con hổ:
– Còn một gói nem và một mẩu chân giò luộc đây. Ra mà ăn!
Con hổ nói một giọng sung sướng:
– Xin anh ném vào bụi cho tôi. Bây giờ khắp người tôi lông lá, hôi hám lắm, không dám đến gần anh.
Anh nông dân ném mẩu chân giò và gói nem vào bụi, rồi dặn con hổ:
– Từ nay nên vào rừng sâu, tìm kiếm hươu nai mà ăn, không nên luẩn quẩn trên đường này mà hại người.
Hổ đáp:
– Xin nghe lời anh.
Từ đó, trong đêm tối, người ta không nghe thấy tiếng con hổ xám gầm trên ngọn đồi trọc nữa. Con đường tắt qua rừng lại tấp nập người qua lại. Và khắp miền ấy, ai ai cũng thuộc câu chuyện nghè hóa cọp.
Một hôm có một anh bán vải đi ngang qua một kiểng chùa xiêu vẹo, hoang tàn. Anh ngồi than thở, cảm thấy...
Có hai anh em, cha mẹ mất sớm, khi người em còn nhỏ tuổi, hai vợ chồng nhà anh mai táng cha mẹ xong,mang...
Đào Sư Tích sinh năm Canh dần (1350), mất năm Bính Tý (1396), quê làng Cổ Lễ, huyện Tây Chân (nay thuộc...
Tại sao kiêng quét nhà ngày Tết?
Bắt đầu từ giao thừa, không nhà nào dùng chổi quét nhà cửa bởi mọi người tin rằng quét nhà trong...
Sự tích Hoa cải lên trời Rau răm ở lại
Chuyện kể rằng :vào những năm1785 . Để đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là...
Ngày xưa, mường Vong có khu rừng Bái Mân. Giữa rừng là làng người ở. Nương rẫy lúa ngô hơi tốt....
Ngày xưa, tại Pandarang có cậu bé tên là Jamưtui mồ côi cha mẹ từ lúc còn nhỏ. Cậu bé được người...
Trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng,...
Đám cưới chuột
Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...
Trạng Quỳnh dạy học
Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...
Tiêu diệt mãng xà
Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ,...
Sự tích hội chùa Hương
Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu...
Chúa Liễu mắc lỡm
Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...
Đầu to bằng cái bồ
Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất