Nàng Nguyễn Thị Bích Châu

Thời Trần, có nàng Nguyễn Thị Bích Châu là vợ vua Duệ Tông. Nàng có nhan sắc xinh đẹp, hơn nữa lại văn hay chữ tốt, trong cung đình nhà vua khó có phi tần nào sánh kịp. Vì vậy khi được tuyển vào cung hầu hạ, Bích Châu sớm được vua yêu, chỉ ít lâu sau được nhắc lên bậc quý phi, thường giúp vua trong việc giấy tờ nghiên bút.

Bấy giờ vua Duệ Tông ham mê chơi bời, chẳng có tài trị nước. Đã vậy, vua thường tự kiêu, lại cả tin bọn nịnh thần. Thấy cơ nghiệp nhà Trần ngày một suy vi, Bích Châu thường tỏ ra lo lắng. Nàng bèn dâng lên vua một bài “Kê minh thập sách” trong đó trình bày mười việc chính sự cần sửa đổi. Nhưng Duệ Tông còn mải rượu chè nào có để ý đến. Thế mà vua còn nghe lời bàn của một viên quan, chuẩn bị đội ngũ để tự mình “thân chinh”. Thấy vậy, nàng thở dài: – “Chết thật! Thế này thì đến nguy mất. Nhà vua là người hiếu thắng chẳng chịu tự lượng sức mình”. Bích Châu lại viết một bài biểu lời lẽ tha thiết, khuyên chồng nên nghĩ lại. Nhưng bài biểu của nàng cuối cùng cũng bị xếp vào một xó. Thấy chồng quyết tâm kéo quân đi, Bích Châu rất buồn, nhưng rồi nàng cũng xin phép chồng cho mình đi theo. Duệ Tông ưng cho. Nàng là một trong mấy chục phi tần cung nữ đi theo ngự giá; họ ngồi trong một chiếc mành riêng, luôn luôn đi cạnh long thuyền nhà vua.

Bấy giờ trời yên biển lặng. Đoàn quân gồm năm trăm chiếc mành lớn xuất phát từ Thăng Long, giong buồm theo đường biển. Chỉ trong năm ngày, đoàn mành rợp cờ xí đã tiến vào một cửa biển lớn, ghé vào đậu tại bãi Bạch Tân. Vua ra lệnh cho quân sĩ lên bộ nghỉ ngơi ít ngày. Nhưng buổi chiều, sau khi ghé bến được một chốc thì trời bỗng nổi một trận gió lốc dữ dội. Vua lo lắng, cho đòi một số bô lão địa phương tới hỏi. Một cụ già đáp:

– Tâu bệ hạ, mùa này vốn là mùa lặng gió. Dân chài chúng tôi vẫn thường ra khơi làm ăn. Trận gió lốc này cũng là triệu chứng lạ. Trước mặt đây có một miếu thờ thần Biển rất thiêng. Khách đi ghe mành qua lại thường ghé cầu cúng sẽ được yên ổn, nếu không thì thần phạt làm cho buồm gãy, lái xiêu. Hoặc giả đó là do thần Biển gây ra cũng chưa biết chừng.

Nghe nói, vua vội sai quan biện xôi lợn vàng hương đến đền cầu cúng. Canh ba đêm ấy, vua nằm mộng thấy một vị thần thân thể to lớn, râu tóc lòa xòa, mặt mũi dữ tợn, đến ngồi trước mặt, cất giọng oang oang như lệnh vỡ:

– Ta đây là Giao thần. Một dải biển này một tay ta trấn trị. Hà hà! Nhà vua cũng là người biết điều đấy! Nhưng muốn cầu yên cho mấy vạn nhân mạng mà chỉ có con lợn hồ rượu thì sao đủ. Ta nghe chuyến đi này nhà vua đưa theo lắm nàng tuyệt sắc mà ta thì lại chẳng có ai khuây khỏa. Vậy ta muốn nhà vua thả xuống cho ta một giai nhân. Đối lại, ta sẽ giúp cho cuộc hành quân thuận buồm xuôi gió. Nào, nhà vua có bằng lòng không?

Thấy Duệ Tông cúi đầu không rỉ răng, vị thần cười một cách ghê rợn, rồi nói tiếp:

– Hừ, không cho ta cũng không được đâu. Ta sẽ mượn vài lượng sóng đưa đoàn mành nhà vua xuống thăm thủy phủ. Bấy giờ dù có hối cũng không kịp!

Nói đoạn xô ghế đứng dậy rồi biến mất.

Duệ Tông giật mình tỉnh dậy vô cùng khiếp sợ, vội cho đòi các quan tướng và các phi tần đến chỗ ngự tẩm báo cho họ cái tin không hay này. Ai nấy nín lặng nhìn nhau, sợ hãi. Trong khi các quan tướng chưa biết ứng đối thế nào, thì Bích Châu từ sau trướng bước ra, nói:

– Việc linh ứng của thần nhân như vậy là đã rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Tiện thiếp tình nguyện liều tấm thân bèo bọt này để chu toàn cho đoàn ngự giá và quan quân.

Thấy nàng quyết liều mình, Duệ Tông rất thương, bèn nói:

– Lành dữ có số, họa phúc do trời. Ta há vì mộng mị vô thường để chịu thiệt một mình nàng sao. Không được. Kẻ kia muốn làm gì thì làm, ta quyết không sợ!

Bích Châu lại tiếp:

– Sự thể đến nơi rồi, khó mà cưỡng lại. Xin bệ hạ lấy tính mạng ba quân làm trọng, coi ái ân làm nhẹ. Chỉ liều một người cứu được muôn người, con đường ấy dễ đi hơn cả.

Nhưng Duệ Tông vẫn chưa chịu nghe. Bấy giờ cơn gió vẫn còn thổi mạnh, các thuyền mành thả neo bị sóng chao đảo dữ dội. Một vị tướng hầu gần rỉ vào tai vua, xin vua nghe lời quý phi để cho yên việc lớn.

Sau đó Bích Châu lạy vua rồi bước lên một chiếc thuyền câu. Trong ánh sáng mờ mờ của buổi bình minh, chiếc thuyền lướt ra biển cả như một chiếc lá trôi. Bỗng chốc một đợt sóng dâng lên ngập trời. Khi sóng hạ xuống thì thuyền đã biến mất, mọi người chỉ còn nghe mấy tiếng văng vẳng:

– Đa tạ “quan gia”… từ nay vĩnh quyết…

Một lát sau, trời vừa sáng rõ thì sóng lại yên, gió lại lặng. Giao thần quả đã y ước rút lui để cho đoàn quân tiếp tục cuộc hành trình vô sự.

Gần một trăm năm sau.

Ngày ấy, ở bãi Bạch Tân lại tưng bừng đón hàng nghìn chiếc mành lớn chở đoàn quân thân chinh do vua Lê Thánh Tông làm tổng chỉ huy. Cũng như lần trước, đoàn mành cờ xí rợp trời lại ghé vào bến cắm neo. Quân sĩ được lệnh lên bộ lấy nước kiếm củi và nghỉ ngơi hai ngày.

Đêm hôm ấy nhà vua nằm ngủ, chiêm bao thấy mình đang ngồi trên long thuyền ngắm cảnh, bỗng từ ngoài khơi có một người đàn bà đi trên mặt nước khoan thai tiến vào, rồi dừng lại trước long thuyền vái chào.

Vua phán hỏi:

– Nàng là ai? Đến đây có việc gì?

Người đàn bà đáp:

– Thiếp là Nguyễn Thị Bích Châu, vợ vua Duệ Tông nhà Trần, đến nhờ bệ hạ ra tay cứu vớt.

– Đầu đuôi thế nào hãy nói rõ cho ta biết?

– Trước đây chồng thiếp kéo một đoàn quân thân chinh cũng dừng lại ở cửa biển này. Giao thần trấn trị ở cõi biển này buộc chồng thiếp phải cho y một người vợ mới chịu để yên. Để cứu toàn quân, thiếp tình nguyện cho Giao thần bắt. Nhưng từ ngày xuống thủy phủ, mới biết y là một hung thần chuyên làm việc đồi bại trong một vùng. Thiếp không thể sống mãi với tên dâm ác. Ngày nay may mắn được biết bệ hạ đi qua vùng này, vì vậy đến đây xin bệ hạ hãy giúp thiếp trừ khử tên hung thần, đem lại sự yên ổn cho địa phương.

Vua vội hỏi:

– Trẫm phải làm thế nào thì trừ khử được nó?

– Xin bệ hạ hãy viết một bức thư cho Quảng Lợi Vương là vua của các vua trên biển Đông này, vạch tội ác của Giao thần đối với thiếp rồi dùng súng bắn ra tận ngoài khơi. Hễ việc đến tai Quảng Lợi Vương thì đến lượt thiếp, thiếp sẽ tự mình tố cáo tội ác tày trời của nó.

Nghe xong câu chuyện, nhà vua gật đầu. Lập tức bóng người đàn bà biến mất.

Ngày hôm sau, vua sai tập hợp thủy quân cơ nào đội nấy chỉnh tề hàng ngũ. Đoạn trên long thuyền, vua ra lệnh cho đội thần cơ bỏ bức thư có đóng dấu ngự bào vào nòng, bắn ra khơi cho Quảng Lợi Vương. Chỉ một lát sau, người ta thấy trên một vùng biển cả sóng gió mịt mù, một con giao long đang vùng vẫy chạy trốn, có hàng nghìn con khác đuổi theo. Cho đến nửa chiều, sóng yên gió lặng. Tự nhiên có xác của một người đàn bà nổi lên mặt nước trôi vào trước long thuyền. Mọi người nhìn lại, thấy dung mạo nàng còn tươi như sống. 

– “Đúng là người phi của đức tiên đế đã liều tấm thân để cứu ba quân mà sử sách có ghi chép”.

Vua nói vậy rồi truyền an táng nàng theo lễ vương phi tại bến Bạch Tân. Vua lại ra lệnh cho mấy chục thần cơ chĩa vào miếu thờ Giao thần nhả đạn. Chỉ trong phút chốc, một tòa đền trở thành đá tan ngói vụn. Sau ngày khải hoàn trở về, vua truyền cho dân địa phương dựng đền thờ Bích Châu tại cửa biển này và phong nàng làm Chế Thắng phu nhân.

Nguồn: Sưu tầm

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Truyền thuyết Hai Bà Trưng

Truyền thuyết Hai Bà Trưng

Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh...

Làm thơ

Làm thơ

Buổi nọ, ba người đi qua một trang trại, nhìn vào có một cô gái xinh đẹp tuyệt trần đang hái hoa trong...

Ân oán khôn lường

Ân oán khôn lường

Hôm phụng sắc, Trạng vào ngọc bệ bái mệnh. Lĩnh cờ biển, áo mũ xong, vua cho Trạng ra vườn Ngự xem...

Video: Từ Thức gặp tiên

Video: Từ Thức gặp tiên

Ngày xưa, vào đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) có chàng thư sinh ở đất Hóa Châu tên Từ Thức,...

Bốn anh em nối khố

Bốn anh em nối khố

Trạng bói được mấy quẻ minh bạch rạch ròi như thế, cho nên từ trong cung phủ cho đến ngoài thành...

Cứu vua

Cứu vua

Một đêm, vào khoảng canh ba, tự nhiên hoàng cung phát hỏa, lửa cháy rực trời. Quân nổi loạn kéo vào...

Truyền thuyết Bà Triệu

Truyền thuyết Bà Triệu

“Muốn coi lên núi mà coiCó Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng” Khi nói đến gương anh hùng...

Chân Trạng Nguyên

Chân Trạng Nguyên

Thứ Hậu lập tức sai quân đi đón Hoàng đệ về, rồi lập đàn để Hoàng đệ lên ngôi vua, lấy hiệu...

Truyện xem nhiều nhất
Đám cưới chuột

Đám cưới chuột

Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...

Tiêu diệt mãng xà

Tiêu diệt mãng xà

Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ,...

Sự tích hội chùa Hương

Sự tích hội chùa Hương

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu...

Chúa Liễu mắc lỡm

Chúa Liễu mắc lỡm

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...

Đầu to bằng cái bồ

Đầu to bằng cái bồ

Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…