Gậy Ông Đập Lưng Ông…

Án Tử là tướng quốc nước Tề. Sắp sang nước Sở. Vua nước Tề mới gọi Án Tử đến, mà phán rằng:
– Nay ngươi đem chuông đi đánh xứ người, thì phải đánh thật kêu. Chớ không thể đánh qua loa mà ôm điều hối hận.
Đoạn, dzô một hớp bồ đào mỹ tữu, rồi tiếp:
– Quen sợ mặt. Lạ sợ áo quần. Nay người vì chính sự đi xa, thì phải chú tâm vào cái… hàng cái hiệu. Chớ đừng lưa thưa vài ba áo sống. E làm trò cho thiên hạ cười chê, thì dẫu tắm trăm sông cũng khó lòng rửa sạch…
Nói rồi, liền ban cho lụa là gấm vóc, cùng mớ kim ngân phòng khi hữu sự. Án Tử lạy tạ rồi thu lấy quay về. Đến nơi, vợ chạy ra tận cổng. Đón vào. Tự tay khui một lon bia, rồi nhỏ nhẹ hỏi rằng:
– Chưa tới ngày sinh nhật. Cũng không phải đến ngày hai đứa… rụng vào nhau. Hà cớ chi chàng lại mua quà nhiều như vậy?
Án Tử lẹ làng đáp:
– Mua đâu mà mua. Đây là quà vua ban cho ta, đặng sửa soạn cho xôm trước giờ sang nước Sở. Chớ có đâu như bà cứ bình tâm… tứ sắc, nên chẳng lý gì đến cái mặc của chồng con, thành thử đã bao năm cũng mình trơn bốn bộ!
Vợ Án Tử nghe thế, mới xụ mặt xuống, mà bực dọc nói rằng:
– Cây có cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Người có… thê! Mà giả như lang quân không muốn sống cùng em nữa – thì nói mẹ nó ra – Chớ đừng mượn gió bẻ măng mà khổ đau người đang hận…
Đoạn, bưng lấy mặt mà khóc. Án Tử thấy vậy, mới thần hồn át thần tính, mà bảo dạ rằng:
– Đàn bà! Luôn nhớ đến những gì người khác… quên làm cho mình, mà chẳng bao giờ nhớ đến những gì mình nhận nơi người khác, nên cõi thế này mới lắm chuyện sầu đau. Mới tím ruột tím gan tím… chiều hoang biền biệt. Thôi thì nghĩa Phu thê vẫn còn đang gắn bó – thì xá mẹ gì một chút vải này đây – để chữ trăm năm như thuyền không bến đậu. Chớ có tấm áo mà buồn trong tiếc nuối, thì liệu mai này còn… quân tử được ư?
Nghĩ vậy, Án Tử mới tươi nét mặt, mà hớn hở nói với vợ rằng:
– Tôi vẫn nhớ ngàn xưa hay nói: Hòa khí sanh tiền tài. Nín nhịn sẽ mang nhiều ân đức, nên quyết diệt trừ nóng giận với sầu bi. Chớ không thể cứ… vô tư làm nàng rầu mãi được…
Nói rồi, liền mang tất cả lụa là gấm vóc cùng mớ kim ngân mà giao cho hiền nội. Vợ của Án Tử lấy làm thích thú. Cười híp cả mắt lại, rồi thì thầm tự nhủ:
– Một người vợ hiền tất phải biết mình, biết chồng. Rõ được lúc vui. Hiểu tường lúc bực – mà đem nước mắt, nụ cười làm phương tính toán – thì dẫu không đủ ân đức để rải khắp nhân gian, thì cũng đủ cho lang quân phải hết lòng quy phục. Suy đi nghĩ lại. Thiệt là chí lý lắm thay!
Một hôm, vua Sở được tin Án Tử sắp sang, bèn gọi các quan lại, mà phán rằng:
– Án Tử là tay ăn nói giỏi của nước Tề. Nay sắp qua đây. Ta muốn làm nhục. Chẳng hay các ngươi có mẹo kế gì chăng?
Nghiêu Phố, là tướng quốc nước Sở, mới quỳ xuống mà thưa rằng:
– Đợi bao giờ Án Tử sang. Chúng tôi xin trói một người, rồi dẫn đến trước mặt vua.
Vua Sở ngạc nhiên, hỏi:
– Để làm gì?
Nghiêu Phố đáp:
– Để giả làm người nước Tề.
Vua Sở đực mắt ra trong giây lát, rồi nhướng mắt lên mà nói rằng:
– Ta thật không hiểu điều ngươi muốn nói. Vậy có gì thì nói mẹ nó ra. Chớ không thể cứ mông lung kiểu này nữa được!
Nghiêu Phố lật đật đáp:
– Chúng hạ thần cho một người giả làm người nước Tề. Bị bắt về tội ăn trộm, thì dẫu cho Án Tử có mồm năm miệng mười thế nào đi chăng nữa – thì cũng… đi luôn – Chớ không thể múa may gì nữa đặng!
Vua Sở nghe thế mới trong lòng dậy nổi phong ba, mà hớn hở phán rằng:
– Diệu kế! Diệu kế! Phen này Án Tử chỉ có nước… tiêu, thì làm sao giữ tăm tiếng cho nước Tề nữa đặng? Đã vậy trong lòng ta quả nhiều hứng thú. Khi nghĩ cảnh sứ người đỏ mặt tía tai, mà không cách chi cứu thua bàn thấy được…
Đoạn thét tả hữu lấy ba chung bồ đào mỹ tửu ban cho Nghiêu Phố, cùng cấp bảy lượng vàng ròng để tìm người hết sức chịu chơi, đặng hợp với quan nha mà bày trò hí lộng. Nghiêu Phố khoái quá, khiến mặt mày như vừa… thẩm mỹ viện ra, bèn sướng hiu hiu mà nghĩ thầm trong dạ:
– Làm tôi thấy vua thích mà không cố để vua vui là bất Trung. Ăn chén cơm vua mà không hết lòng với vua là bất Nghĩa. Bày mưu tính kế để giúp vua mà không làm là bất Tín. Ta dẫu không dám nhận mình là quân tử, nhưng không thể là kẻ thiếu Trung. Cũng không thể Tín Nghĩa mà thiếu luôn hai đàng nữa được!
Tối ấy, Nghiêu Phố về nhà mà dạ lâng lâng như ngày coi mắt vợ. Vợ của Nghiêu Phố là Hàn thị, thấy chồng về mà… nhẹ gót đường mây, liền ngưng chuyện cửi canh mà nghĩ thầm trong bụng:
– Người ta ở tốt với mình thì mình phải ở tốt với người ta. Người ta ở xấu với mình thì mình cũng phải ở tốt với người ta. Thế mới là hiền phụ…
Nghĩ vậy, bèn đạp canh cửi ngã lăn ngã lốc mà chạy ra đón chồng, rồi hỏi:
– Thiếp vẫn nghe ngàn xưa hay nói: Xa thì thương, gần thì thường. Nay thiếp đã bên chàng sống đặng mấy niên, mà vẫn thấy thương anh còn hơn hồi mới… chập. Là cớ làm sao?
Nghiêu Phố tươi hẳn nét mặt lên, rồi thủng thẳng đáp rằng:
– Chim Quyên ăn trái nhãn lồng. Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi. Vợ chồng. Ở càng lâu thì… hơi càng nặng. Chớ có mẹ gì đâu! Mà nàng phải cuống lên hỏi này hỏi nọ!
Đoạn, vừa bước vào nhà vừa ca vài điệu Lý quê hương, khiến Hàn thị thấy lạ lùng trong dạ, mới bảo bụng rằng:
– Chồng ta. Từ nào tới giờ, chỉ biết mỗi bài… Trống cơm. Chớ có đâu lại biết nhiều như vậy? Hay là Cậu Bà từ trên giáng xuống, nên mới xui chàng hát nọ hát kia. Chớ lẽ đâu lại ly kỳ như thế được?
Nghĩ vậy. Mặt mày bỗng đâm lo, mới vội nói với Nghiêu Phố rằng:
– Từ ngày về sửa túi cho lang quân đến nay. Thiếp chưa bao giờ thấy lang quân mừng dzui như dzậy. Nếu lang quân vẫn đẹp lòng đẹp ý, thì chia sớt vài phần với thiếp được chăng?
Nghiêu Phố vội nắm lấy tay Hàn thị. Cười một tiếng rõ to, rồi nói:
– Uống nước phải chừa cặn. Có lý phải có tình. Cạn tàu ráo máng với nhau không nên. Hà huống chi nghĩa Phu thê đã vài Thu sáng rực?
Đoạn, sung sướng đem hết mọi chuyện ra mà kể. Không bỏ sót một chỗ nào. Hàn thị nghe trọn từ đầu tới đuôi, mới hớt hãi kêu Trời trong dạ:
– Ngậm máu phun người dơ miệng mình, thì rõ ra ta không thể dựng đứng câu chuyện, hoặc dùng lời không phải, mà hại ai bao giờ. Lại nữa, bản tính của con người vốn là lương thiện. Vậy thì những kẻ làm điều sai trái. Chẳng qua là do lòng ham muốn quá nặng mà ra. Chớ chẳng phải số… xui gì hết cả. Đó là chưa nói lâu dần thành ra khó rút – khiến lương thiện buổi đầu mất mẹ nó ngày sau – thành thử cứ dzô sâu mà không mần chi được…
Nghĩ vậy, Hàn thị trầm ngâm một chút, rồi nhìn thẳng vào mắt của Nghiêu Phố, mà nói những lời nghe thấu ruột thấu gan:
– Thiếp gần gũi với chàng tuy chẳng được trăm năm, nhưng những điều bổ ích thu đặng không phải là ít. Phẩm cách cao thượng của phu quân, là khuôn mẫu cho các con mai ngày góp mặt. Tấm lòng lượng cả của phu quân, khiến thiếp đã bao phen lặn mình ở trong đó. Những lời tâm huyết của phu quân, là hướng đi cho thiếp một đời theo đuổi. Nay bỗng dưng phu quân bỏ chỗ quang đâm đầu vào bụi rậm, là cớ làm sao?
Nghiêu Phố trừng mắt lên nhìn Hàn thị, rồi giận dữ gắt rằng:
– Ăn cơm vua. Hưởng lộc nước, thì dầu có phải bán chữ… Thánh hiền để vui lòng vua. Ta cũng làm tuốt luốt. Chớ xá chi chút khen chê mà lo này lo nọ. Đó là chưa nói ta không làm lỡ thằng nào dzớt mất, thì mộng công hầu ta biết liệu làm sao? Khi chốn quan nha lắm gian mà ít thật…
Hàn thị nghe thế. Chợt trong lòng trĩu nặng nỗi buồn. Như muốn khóc, rồi chậm rãi đôi lời nghe thấy mẹ thấy cha:
– Trời không nở bịt hết đường. Hay số phần định cho chàng phải… đứt chến vậy chăng?
Đoạn, thở hắt ra một cái, rồi nghẹn ngào nói tiếp:
– Cây Lan mọc nơi rừng sâu núi thẳm. Mặc dù chẳng có ai ngửi thấy mùi thơm ngọt ngào của nó, nhưng… đều đều vẫn cứ tỏa hương. Cũng vậy. Một con người có tu dưỡng. Có nhân đức. Càng quyết không thể vì bả phù vân mà thay đổi khí tiết. Nay chàng. Trên thì thua một người. Dưới lại ngồi trên hàng vạn sinh linh – mà còn chưa thấy đủ – thì trách chi cõi dương gian lắm ghen nhiều cái lụy…
Lúc Án Tử đến nơi. Vua Sở làm tiệc thiết đãi tử tế. Rượu uống ngà ngà. Chợt thấy hai tên lính điệu một người bị trói vào. Vua hỏi:
– Tên kia tội gì mà phải trói thế?
Một tên lính thưa:
– Tên ấy là người nước Tề. Phạm tội ăn trộm nên bị bắt.
Vua Sở khoái trá, liền nheo mắt nhìn Án Tử, rồi cao giọng hỏi rằng:
– Người nước Tề hay trộm cắp lắm nhỉ?
Án Tử đứng dậy thưa rằng:
– Chúng tôi trộm nghe cây Quất mọc ở đất Hoài Nam, thì là Quất ngọt. Đem sang trồng ở đất Hoài Bắc, thì hóa Quất chua. Cành lá giống nhau mà quả chua, quả ngọt. Là tại làm sao? Tại thủy thổ khác nhau vậy. Nay dân sinh trưởng ở nước Tề thì không ăn trộm. Sang ở nước Sở thì sinh ra trộm cắp. Có lẽ cũng tại vì cái thủy thổ khác nhau mà khiến ra như thế chăng?
Vua Sở cười nói:
– Ta muốn làm nhục ngươi hóa ra lại chịu nhục. Thế mới hay. Kẻ khôn ngoan chẳng nên nhục mạ ai bao giờ…
Các quan nghe thế. Chỉ lấy mắt nhìn nhau. Chớ tuyệt nhiên không nói thêm chút gì nữa cả. Còn Nghiêu Phố thì đỏ mắt tía tai, đến độ miếng ăn ngon mà không sao nuốt vào cho đặng. Đã vậy lại thấy Án Tử ung dung cười vui chén, thêm phong độ tẩy trần như thưởng nguyệt chờ trăng, khiến lòng trí mê man như vừa ôm sốt nặng, rồi trong lúc buồn dâng cao như thế, mới nhủ đôi lời nghe tím dạ tím gan:
– Công danh có thể quen mà thành. Tiền của có thể do số… đề mà có. Duy cái Chí khí của con người. Không thể với kim ngân mà mua liền mua được, nên thiên hạ phân loại nhân phẩm con người cao thấp là chỗ đó. Còn ta. Tự cho mình là đại trượng phu – mà hành động chẳng có gì quang minh chính trực – thì… thiệt là hết biết!

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Chàng Quan Triều

Chàng Quan Triều

Quan Triều mồ côi cha mẹ từ ngày còn nhỏ. Chàng được các bác các chú trong làng nuôi nấng dạy dỗ....

Mất tai, mất tóc

Mất tai, mất tóc

Ngày xưa, có một chàng thanh niên mồ côi cha mẹ từ tấm bé, được người làng nuôi cho lớn khôn. Người...

Hai anh em và ba con yêu tinh

Hai anh em và ba con yêu tinh

Ngày xưa có hai anh em mồ côi ăn ở với nhau rất hòa thuận và biết thương yêu nhường nhịn nhau. Nhưng...

Quạ uống nước

Quạ uống nước

Có một mùa hè nóng nực, trời nóng như thiêu như đốt, mãi mà không có giọt mưa nào. Đất đai bị hạn...

Hai cô gái và hai cục bướu

Hai cô gái và hai cục bướu

Xưa có một cô gái con nhà nghèo khó, không may cho cô là khi sinh ra đã mang một cục bướu ở mặt. Người...

Trạng Khiếu

Trạng Khiếu

Ngày xưa, ở đất Đồng Cống, làng Hữu Thanh, tỉnh Thái Bình, có một người mõ già làng xóm vẫn gọi...

Thi ngũ quả

Thi ngũ quả

Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quí nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng...

Sự tích món phở Việt Nam

Sự tích món phở Việt Nam

Sự tích món phở Việt Nam Theo Alain Guillmin, người Pháp, món phở Việt Nam là kết quả đầy sáng tạo...

Truyện xem nhiều nhất
Đám cưới chuột

Đám cưới chuột

Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...

Rùa và Thỏ

Rùa và Thỏ

Đọc truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ, câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ, đây cũng là bài...

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...

Tiêu diệt mãng xà

Tiêu diệt mãng xà

Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ,...

Sự tích hội chùa Hương

Sự tích hội chùa Hương

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu...

Chúa Liễu mắc lỡm

Chúa Liễu mắc lỡm

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…