Đọc chậm: Học Yêu - Những tọa độ song song - Nguyễn Mai Chi

Ông bà tôi đều là người ít nói, kiệm lời. Tôi cũng không phải là một đứa trẻ quá hiếu động, thích hò hét chạy nhảy. Ở cạnh ông bà, tôi thích quan sát những việc ông bà làm.

Giữa ông và bà, rõ ràng là hai con người ràng buộc bởi một cuộc hôn nhân, tám người con năm nữ ba nam, không kể những đứa cháu lớn như hai chị hay lít nhít như tôi, ấy vậy mà có một bầu không khí trang nghiêm và lễ nghi như giữa hai người khách.

Tôi nhớ ông hay ngồi đọc sách và bốc thuốc bắc ở gian nhà chính, còn bà, ngoài những khi đi chợ và nấu nướng trong bếp, bà sẽ ngồi trong gian cạnh bên để têm trầu hay thêu thùa may vá, nghe chương trình thời sự tin tức qua đài hay mấy vở chèo phát sóng vào quãng giữa chiều.

Khoảng cách giữa hai gian nhà có lẽ chưa tới mười bước chân người lớn, nếu ngồi ở bên này mà lớn tiếng nói vọng sang bên kia cũng có thể nghe rõ, nhưng tôi luôn được giao trọng trách thực hiện nhiệm vụ của người đưa tin giữa hai người. “Chi ơi, con sang nói với ông là cơm trưa sắp xong rồi. Ông nghỉ tay, rửa mặt rồi xuống nhà ăn cơm." “Chi ơi, con xuống bếp nói với bà là ông đang châm cứu cho ông Sáu, một chút nữa là xong. Con nhờ bà chuẩn bị giùm ông phích nước ấm để pha trà.” Cứ thế, tôi chạy qua chạy lại giữa hai gian nhà, truyền tin giữa hai người. Tôi chưa khi nào nghe thấy ông bà lớn tiếng với nhau.

Có những buổi trưa, tôi nằm ngủ trên chiếc phản kê ở gian chính, sát hiên nhà, thoảng mùi gỗ hương mát rượi. Lơ mơ tỉnh giấc, tôi thấy ông bà đang lúi húi đội nón phơi thuốc ngoài sân, dáng người bà nhỏ nhắn bên cạnh ông tướng tá to lớn. Khi đó chỉ có hai người với nhau, nhưng từng lời nói của ông bà vẫn từ tốn, nhỏ nhẹ. Tôi nghĩ tuổi thơ của mình đã không trôi qua êm đềm đến thế nếu không có những cuộc trò chuyện giữa hai người.

Sau này tôi lớn hơn một chút, nhà đã chuyển ra Hà Nội, mùa hè mới được về thăm ông bà dài ngày. Ở khu tập thể ngoài thành phố, ba tòa nhà, năm tầng lầu, mỗi tầng bốn hộ, đôi mắt và đôi tai con nít của tôi chứng kiến, nghe thấy không biết bao nhiêu cảnh tượng kỳ khôi trong đời sống vợ chồng của những người sống kế bên: Có nhà ông chồng đã vô công rồi nghề lại rượu chè vũ phu, chỉ chờ vợ đi làm về là mắng nhiếc, đánh đập cả khu nghe thấy mà chỉ có bác tổ trưởng tổ dân phố và trưởng ban chi hội phụ nữ dám can thiệp, tới khi công an đến thì cô vợ cũng đã bầm tím khắp người, hai đứa bé cứ vài ngày một lần lại sang lánh nạn ở nhà hàng xóm; nhà nọ thì vợ nghiện cờ bạc có bao nhiêu của nả đem đi cầm cố hết, anh chồng hiền lành nhẫn nhục bao lâu nay, tới một hôm uất ức quá vung tay đánh vợ trước cửa nhà làm cô này không may ngã cầu thang gãy chân, bị công an giải lên phường.

Thế nên mỗi kỳ nghỉ hè được về nhà ông bà, ngay cả với một con nhóc như tôi ngày đó, cũng có thể nhận ra mình đang được sống trong một bầu không khí thanh lọc tinh khiết nhường nào. Tôi hay vừa nhổ tóc sâu cho bà, vừa kể bà nghe mấy chuyện ở ngoài thành phố. Bà nghe mà không bình luận gì, chỉ hỏi tôi ở lớp có trả bài lưu loát như khi kể chuyện nhà hàng xóm thế này không.

Có lần, ông đi vắng, bà có mấy bà bạn sang chơi rồi cùng têm trầu, tôi ngồi hóng chuyện bên cạnh bà. Các bà nói tới đoạn tính đến năm nay đã là bao nhiêu năm ông bà sống với nhau, rồi có nhắc tới ba người vợ trước của ông. Những ba người. Tôi há hốc mồm, không tin được những gì mình vừa nghe thấy. Tôi chen ngang hỏi lại xem có đúng không, nói rằng mình cứ tưởng ông chỉ “yêu” có mỗi mình bà thôi. Bà đang nhai trầu, nhìn tôi cười không nói gì. Nhưng mấy bà bạn bà thì nói tôi rõ ngốc, rồi kể tỉ mỉ ông ngoại tôi trước khi lấy bà về thì đã có ba người vợ rồi, là bà này bà kia nhưng cả ba bà đều không có con nên không sống chung với nhau nữa.

Các bà còn nói ngày xưa làm gì có chuyện được tự do đi lại mà tìm hiểu nhau, làm gì có chuyện yêu đương, cưới xin là do bố mẹ sắp đặt, tức là các cụ thân sinh ra ông bà bàn bạc với nhau rồi đi tới quyết định vậy thôi. Cưới trước rồi yêu sau. Cứ dần dần học mà yêu nhau.

Ở vào tuổi của tôi và bạn bây giờ, chúng ta tất nhiên không còn xa lạ gì với phong tục xưa cũ này. Nhưng bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, với một con bé con còn chưa biết đọc như tôi, đó là một cú sốc:

Không những ông ngoại đã từng có ba người vợ trước bà tôi, mà ông còn bỏ họ vì họ không thể sinh con, rồi cưới bà chỉ vì nghe theo lời của cụ thân sinh, chứ trước kia ông bà chưa từng tìm hiểu và yêu nhau. Tôi cứ nhìn bà như chờ đợi bà đưa tay gõ lên đầu tôi một cái đau điếng rồi mắng tôi rõ ngốc, các bà đùa đấy, ông với bà không yêu nhau thì yêu ai. Nhưng không, bà vẫn nhai trầu và tủm tỉm cười, chỉ buông một câu rằng cái thời đấy cũng xa rồi, bây giờ bọn trẻ nó không muốn thì mình cũng không ép được, nó tự yêu rồi có khi tự bỏ sau có vài ngày ấy.

Bình thường tôi hay nằm ngủ cùng ông, vì gối đầu lên cánh tay ông rất thích. Nhưng sau hôm đó, tôi nhớ mình đã giận ông, ôm gối bỏ sang nằm với bà suốt cả tuần liền.

Tất cả những kỷ niệm đó, những ngày sống bên ông bà, những lời nói tôi nghe được khi hai người dùng lễ nghi cũ để trò chuyện, tôi đã bắt gặp hết thảy trong Mùi đu đủ chín.

Đó có thể không phải là một xã hội chuẩn mực, một thái độ kiểu mẫu để chúng ta noi theo trong thời đại này, vì nó hiển nhiên đã có phần cũ kĩ và cổ hủ ở nhiều khía cạnh. Nhưng đó chắc chắn chính là thứ bị thiếu sót, bị bỏ qua một cách vô cùng đáng tiếc trong cuộc sống hiện đại, nơi mà chúng ta nghĩ rằng mọi mối quan hệ đều cần phải cởi mở hơn, lễ nghĩa phép tắc rườm rà phải bị dỡ bỏ.

Ngay cả đến những lời giản đơn như “cảm ơn”, “xin lỗi” đôi khi cũng bị gán cho là quá câu nệ khách sáo, để người ta nghiễm nhiên được phép quên đi không nói với nhau. Đặc biệt là trong mối quan hệ vợ chồng, yêu đương. Người ta quá chú trọng tới mặt tự nhiên bộc phát của tình yêu, mà quên mất rằng cần phải học rất nhiều để biết cách yêu thương, và khi yêu thương cần nhất là sự tôn trọng lẫn nhau, đối với nhau kính “như khách”.

Cái gì cũng dễ dàng quá, chớp mắt là yêu rồi nhoằng cái là bỏ, đến mức ngay cả chuyện hôn nhân cũng là chuyện nhỏ khi mà người ta có thể nghĩ theo lối “chỉ là thủ tục giấy tờ thôi mà, sau này không yêu nữa thì ly dị!”, “ly dị là xong!”

Thế nên một ngày giữa tháng Sáu, Paris vào hè mà vẫn lạnh căm căm, ra đường phải mặc áo gió quàng khăn và thủ sẵn bên mình chiếc ô phòng khi trời bất chợt đổ mưa, tình cờ xem được đoạn trailer ngắn quảng cáo cho bộ phim Éternité sắp ra mắt của Trần Anh Hùng, nghe được những lời này, tôi thấy như mình đang bị thu nhỏ, trở nên bé xíu, được đặt nằm trên tấm phản trong gian nhà gỗ cổ ở cuối ngõ, mắt nhắm mắt mở tỉnh giấc thấy ông bà đang phơi thuốc ngoài sân và từ tốn trò chuyện cùng nhau:

“Tôi chưa muốn nói rằng tôi yêu em. Vả lại cả em nữa, em cũng chưa thực sự ở ngưỡng tình yêu. Chúng ta sẽ học. Tình yêu chẳng bao giờ được cho không cả.”

Nếu như ông bà còn sống, tôi rất muốn được dành cả một mùa hè, hay thậm chí có phải lâu hơn thế cũng đành, để hỏi ông bà, rốt cuộc ngày đó, khi bước vào một cuộc hôn nhân mà hai người chưa từng có tình cảm trước, chưa từng có cơ hội tìm hiểu về con người kia, chưa biết được cả nếp ăn nếp ngủ của họ, họ thích gì ghét gì có thói xấu gì, rốt cuộc hai người đã “học” những gì để có thể yêu nhau, để có tám người con và sống ngần ấy năm bên nhau.

Tôi rất muốn hỏi bà những “bài học” đó là gì, vì thời nay, có khi ta ở cạnh người mà mình đã biết tưởng như có lúc đọc thấu tâm can nhau được mà vẫn có những khi đối xử với nhau không bằng khách đến chơi nhà. Những chuyện xảy ra trong các cuộc hôn nhân xung quanh tôi không khỏi khiến tôi nghĩ, chỉ cần người ta biết học cách “tôn trọng” lẫn nhau thôi, tôn trọng đối phương, tôn trọng người sống chung với mình dưới một mái nhà, người mà tên họ đặt song song với tên mình trên tờ giấy đăng ký kết hôn đóng dấu đỏ, thì những chuyện buồn này đã không xảy đến. Trường lớp nào, bằng cấp chứng chỉ nào đảm bảo cho ta một tư cách để yêu, để được yêu?

Tôi bỗng nhận ra rằng mình may mắn, vì có lẽ tôi đã được học qua “trường lớp” đó rồi mà không hề hay biết: Chính là những ngày tuổi thơ sống bên ông bà, những người của một thế hệ trước, của thời đại đã cũ, nơi mà người ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài phải học cách để yêu một người gần như xa lạ bỗng dưng đầu ấp tay kề, và, như người ta vẫn nói, nếu có thứ gì hỏng hóc thì họ tìm cách sửa chúng chứ không vứt đi.

Sâu sắc. Thấu hiểu. Dịu dàng. Và đầy ắp những khoảnh khắc lắng đọng rất Nguyễn Mai Chi.

Đó là những gì bạn có thể bắt gặp ở “Những tọa độ song song’’ – phiên bản tái bản đặc biệt của “5 múi giờ, 10 tiếng bay và một cái khép mi”.

Đó là những gì bạn có thể bắt gặp ở “Những tọa độ song song’’ – phiên bản tái bản đặc biệt của “5 múi giờ, 10 tiếng bay và một cái khép mi”.

Với một diện mạo hoàn toàn mới bằng ý tưởng “lạ” từ ban biên tập Bloom Books, Những tọa độ song song sẽ gửi đến bạn cùng lời nhắc nhớ về sợi dây liên kết bền bỉ, xuyên qua không gian và thời gian giữa quá khứ và hiện tại, giữa Paris và Hà Nội – hai “tọa độ an trú’’ gắn liền với tác giả Mai Chi. Cùng với nội dung có bổ sung những trang viết chưa từng đăng tải ở bất cứ đâu, Bloom tin rằng sự đồng cảm mà Những tọa độ song song mang đến sẽ không chỉ dừng lại ở những câu chuyện mà còn dẫn lối cho bạn quay về với những tọa độ quen thuộc của cảm xúc – đó là nơi tâm hồn bạn thuộc về, chứ không phải của bất kỳ ai khác.

Những Tọa Độ Song Song - Nguyễn Mai Chi
---
Tìm sách tại "tọa độ" này:

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Những câu nói về tình bạn hay và ý nghĩa sâu sắc

Những câu nói về tình bạn hay và ý nghĩa sâu sắc

Ở bài viết này Cotich.net sẽ tổng hợp những câu nói hay và ý nghĩa nhất về tình bạn, hãy gửi nó...

Tiểu thuyết Tắt đèn - tác phẩm xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố

Tiểu thuyết Tắt đèn - tác phẩm xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố

Tiểu thuyết Tắt đèn - Tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, tác giả Ngô Tất Tố đã xây...

Những tác phẩm văn học kinh điển hay nhất mọi thời đại

Những tác phẩm văn học kinh điển hay nhất mọi thời đại

Bài viết sau đây tổng hợp những tác phẩm văn học hay nhất trên toàn thế giới đã đi sâu vào tâm...

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh

Thạch Sanh là truyện cổ tích dân gian Việt Nam được rất nhiều bạn nhỏ đón đọc và được đưa vào...

Tóm tắt và phân tích ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa

Tóm tắt và phân tích ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa

Truyện cổ tích Sọ Dừa là thể loại truyện dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác....

Tổng hợp những câu nói, Stt hay về tình yêu

Tổng hợp những câu nói, Stt hay về tình yêu

Tổng hợp những câu nói, Stt hay về tình yêu là kim chỉ nam giúp các bạn điều chỉnh và cân bằng cảm...

Review “Sống mòn” Nam Cao - Sống mòn cái kiếp đời thừa

Review “Sống mòn” Nam Cao - Sống mòn cái kiếp đời thừa

Tiểu thuyết Sống Mòn Nam Cao là bức tranh hiện thực đời sống cơ cực của những kiếp người bị cái...

[Chia sẻ] ý nghĩa truyện cổ tích cây khế

[Chia sẻ] ý nghĩa truyện cổ tích cây khế

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế đã được giảng dạy từ những ngày còn bé. Thế nhưng càng lớn lên...

Truyện xem nhiều nhất
Những tác phẩm văn học kinh điển hay nhất mọi thời đại

Những tác phẩm văn học kinh điển hay nhất mọi thời đại

Bài viết sau đây tổng hợp những tác phẩm văn học hay nhất trên toàn thế giới đã đi sâu vào tâm...

Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích

Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích

Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố thần kì có vai trò rất quan trọng ở việc hình thành thế giới...

Tóm tắt và phân tích ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa

Tóm tắt và phân tích ý nghĩa truyện cổ tích Sọ Dừa

Truyện cổ tích Sọ Dừa là thể loại truyện dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác....

Những không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao

Những không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao

Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc trong văn học hiện thực của Việt Nam, có rất nhiều nghệ thuật...

Những câu nói hay về tình yêu khiến bạn vô cùng tâm đắc

Những câu nói hay về tình yêu khiến bạn vô cùng tâm đắc

Những câu nói hay về tình yêu, hạnh phúc được chia sẻ nhiều nhất, mang đến những cảm xúc ngọt ngào...

[Chia sẻ] ý nghĩa truyện cổ tích cây khế

[Chia sẻ] ý nghĩa truyện cổ tích cây khế

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế đã được giảng dạy từ những ngày còn bé. Thế nhưng càng lớn lên...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…