Bình tĩnh nào các con, không chuyện gì là không giải quyết được!
Chú đã kiên nhẫn xem hết clip, nghe từng lời thoại, đọc kỹ lá thư tuyệt mệnh để chú hiểu chuyện gì đã xảy ra với con.
Có thể, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng chú phần nào đồng cảm vì chú đã có những ngày tháng tuổi trẻ sống mà như không cần sống.
Sống như thể mọi thứ xung quanh không còn ý nghĩa gì nữa.
Sống như thể mọi thứ còn lại trên đời chỉ là nghĩa vụ, còn cảm xúc là thứ đã theo chàng thanh niên đó ra đi từ một mất mát lớn thời xuân trẻ.
Thế hệ chú suy cho cùng cũng không sung sướng gì cả nếu so với thế hệ các con. Mà cái bất hạnh nhất thời đó là không có một cái chuẩn căn bản nào để ấn định một cách hành xử sai đúng.
Các chú bị giáo dục theo hướng thương cho roi cho vọt. Nhiều ông bố bà mẹ lấy chuyện nặng lời, thậm chí sỉ nhục con cái ra để thể hiện cái uy quyền làm cha làm mẹ của mình, luôn miệng và luôn tay chân cho con cái hiểu là “tao đẻ mày ra, tao nuôi mày lớn lên…”
Không ít các chú được “lớn lên” như thế, rồi phải tự vượt qua, trưởng thành, bao dung.
Nhưng mà quên thì không quên được.
********
Chú hiểu là trong những ông bố bà mẹ hôm nay vẫn còn sót lại những người có ứng xử quyền uy thay cho thấu hiểu, nghĩa vụ thay cho đồng hành, nhưng các con ạ, thực sự từ trong sâu thẳm, bất cứ bố mẹ nào cũng đều muốn tốt cho các con.
Chỉ là khoảng cách thế hệ và căn bản xã hội sẽ khác nhau ở các thế hệ. Xưa các chú vượt qua được, thì nay chú mong các con hãy bình tĩnh, bản lĩnh để vượt qua.
Mọi thứ đi qua chúng ta mỗi ngày sống, là đi qua những thử thách thôi. Có những lúc thử thách nặng nề đến mức ta không buồn đi, không buồn vượt, không buồn quan tâm nữa.
Vậy, các con cứ học cách tạm nhắm mắt lại để không nhìn thấy quá nhiều thứ rối rắm, nghe nhạc và có chút thời gian thì cầm cái vợt đánh bóng bàn cùng ai đó hoặc bất cứ môn thể thao vận động nào chúng ta thích. Mọi thứ chắc chắn sẽ ổn theo cách chúng ta muốn.
*******
Trong câu chuyện đau thương ngày hôm qua, chú chọn cách chia sẻ và thấu hiểu theo khả năng hiểu của mình. Chú không chọn cách bình phẩm hay trách cứ vì chú hiểu, dù có thế nào thì không ai thương con người ta bằng chính họ và không ai đau vì sự mất mát con họ bằng chính họ.
Thế nên, đổ lỗi cho bất cứ điều gì không nên và không thể là cách ta chọn để đối xử với cuộc sống của mình.
Các con văn minh hơn thời các chú, các con nghĩ đơn giản thế này: ai không hiểu các con thì không phải là bạn của các con, thế thôi. Bố mẹ anh chị em ông bà hay bất cứ ai ngoài đời, không hiểu thì ta không làm bạn. Mà không làm bạn thì ta vẫn bình tĩnh sống, vẫn học cách yêu thương và luôn tôn trọng họ.
Chứ không hiểu ta lại chọn cách làm đau mình và làm khổ họ trong mối tương tác này, sao lại thế được hả các con?
Không nhé, không với bất cứ lý do gì để làm đau mình và làm khổ họ, chỉ vì họ không hiểu ta và ngược lại, chỉ vì ta không là bạn của họ.
********
Bình tĩnh, bình tĩnh hết sức có thể, một chút thôi để nghĩ về thơ ấu, ở đó có những cô bé cậu bé cười trên vai bố và trong tay mẹ. Không ai khác gì đâu nên đừng nghĩ mọi người đã không hiểu mình nữa. Bỏ cái bút bi xuống nào, hay bất cứ vật nhọn nào, đừng rạch vào tay vì nó sẽ làm cho mọi thứ tệ đi.
Các con biết mà, không chuyện gì trên đời là không giải quyết được. Các con cứ nghĩ mình là mặt trời đi, bình minh sẽ mọc lên, hoàng hôn sẽ lặn xuống nhưng luôn có ngày mai để ánh sáng trở lại.
Các con không phải trẻ con. Các con đang lớn và sẽ lớn. Mà lớn lên để ta mạnh mẽ hơn ngày hôm qua chứ, phải không?
Trích đoạn được chia sẻ từ Facebook nhà báo Hoàng Nguyên Vũ
KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC THẾ HỆ
Người thì đổ lỗi cho những đứa bé. Người thì chuyển qua trách cha, trách mẹ của chúng. Rồi trách trường, trách giáo viên chủ nhiệm, trách lớp, trách đến xã hội, đến nền giáo dục, đến an sinh xã hội, đến…cái lan can chung cư, đến đại dịch khiến tương tác xã hội giảm…
Thực ra thì trách mắng không khiến người đã khuất trở về, cũng chẳng khiến những người ở lại bớt buồn.
Có những con người trưởng thành, mà sáng chúng ta vẫn thấy họ cười, đến chiều tối là đã không còn thấy họ nữa. Có những người nổi tiếng, thành danh, giàu có, gia đình đuề huề, nhưng họ lại chọn dừng lại ở một độ tuổi rất trẻ. Điều gì khiến họ hành động như vậy? Chúng ta - những người quan sát ở góc nhìn khác, sẽ không thể biết và hiểu nên dễ buông những lời nặng nề.
Mình thấy có nhiều người hay so sánh lớp trẻ hiện nay với lớp trẻ hồi xưa. Nhưng mỗi sự so sánh đó có lẽ sẽ không giúp gì mấy, mà điều ấy chỉ khiến hố sâu thế hệ thêm rộng ra. Hồi trước, thế giới của mỗi đứa trẻ thường rộng, đó là bầu trời, ruộng lúa, đường làng đến trường… Còn thế giới của lũ trẻ hiện tại giữa phố thị lại là những bức tường, smartphone, TV và máy tính - mà các bạn thừa biết những thứ đó độc hại thế nào rồi mà.
Có một thực tế đáng buồn là, thời nào, những đứa trẻ đang phải sống giữa những sự so sánh. Nào là “con nhà người ta” hay “con hàng xóm”... Rồi đến ngày nay thì là “con chị đồng nghiệp”, “con bác phòng bên”, “con sếp”... Trẻ con dường như không phải chạy đua cho riêng chúng mà còn chạy đua cho cả bố mẹ. Có lẽ, những thế genZ và tương lai sẽ trở thành giống như những thế hệ trẻ ở Hàn, Nhật, Trung… hiện tại. Một thế giới phải gồng mình chạy đua và nhiều người chọn cách kết thúc để không phải chạy đua thêm nữa.
Thế giới quan của mỗi thế hệ đều khác nhau. Điều phi lý là thế hệ trước lại cứ muốn thế hệ sau phải sống trong một thế giới quan như họ. Thay vì cùng nhau thay đổi để thích nghi.
Đa phần người lớn thường quên mất họ cũng từng là trẻ nhỏ. Cũng từng mâu thuẫn với ông bà, cha mẹ, thầy cô… Khá dám chắc rằng, nhiều người trong chúng ta cũng “đã” thèm muốn một sự “thấu hiểu” hoặc “giãi bày”. Ai mà chẳng phải trải qua khoảnh khắc muốn nói gì đó nhưng lại bị chặn lại vì “không được cãi bố mẹ”, “phải im lặng mà nghe”...
Và rồi khi “những đứa trẻ trong quá khứ” ấy trở thành người lớn - lại chính là những người mà chúng đã từng không muốn trở thành nhất.
Người trẻ vẫn đang học trở thành người lớn. Và người lớn có lẽ cũng nên biến mình trở lại thời trẻ.
Trích đoạn được chia sẻ từ Facebook Tifosi
Bài học giá trị từ câu thành ngữ “Im lặng là vàng”
Im lặng là vàng hàm ý muốn khuyên mỗi người trong giao tiếp nên biết giữ im lặng, không nên...
Bài học và ý nghĩa câu tục ngữ Há miệng chờ sung
Câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung” tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc khéo chúng...
Bài học cuộc sống từ câu chuyện về con ếch, con voi, và bọ chét
Hôm nay, hãy cùng Cotich.net khám phá chủ đề quan trọng này thông qua 3 bài học cuộc sống từ câu chuyện...
Giàu vì bạn sang vì vợ và ý nghĩa sâu sắc
Qua câu tục ngữ “Giàu vì bạn sang vì vợ” ông cha ta muốn nhắc nhở về sự quan trọng của...
Tại sao người ta hay nói: “Người tính không bằng trời tính”?
Tục ngữ mới có câu: “Người tính không bằng Trời tính” và sự thành công hay thất bại...
Bán anh em xa mua láng giềng gần và những bài học ý nghĩa
Ở đây, câu tục ngữ không hàm ý chỉ việc mua bán thông thường. Mà việc sử dụng cách nói...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất