Vũ trụ thuở sơ khai

Người khổng lồ:

Thuở xưa ở vùng núi Ngọc Ang (1) có ông Rờ Xi, vóc người to lớn như trái núi. Ông đã đi khắp thế gian này, chỗ ông qua nhiều lần mặt đất trở nên lồi lõm và đó là các vùng núi bây giờ. Có một lần, ông Rờ Xi ngồi ăn trầu, rảnh rang mới lấy chân khua mặt đất, lập tức một vùng đồng bằng mênh mông hiện ra. Những dòng sông, dòng suối lớn là vết ngón tay ông Rờ Xi quờ tìm cái đánh lửa. Nếu không có ông thì bầu trời đã chùng xuống trùm sát mặt đất, bởi vì bầu trời là cái chăn lớn giàng căng ra phơi . Ông Rờ Xi đã đứng cúi lưng để đỡ cho bầu trời khỏi chùng. Ông đứng lâu lắm. Một dấu chân hiện còn ở vùng Đak Tam lung (phía tây Trà Mi), còn dấu chân kia nghe nói ở mãi vùng đất Quy Nhơn sát biển.
Con người:

Loài người khi mới xuất hiện có hình vóc lạ lùng. Đó là những con người cao, to và chạy rất nhanh nhờ có hai đầu gối quay ra đằng sau, với đầu gối này người ta có thể đuổi kịp bất kỳ loại thú rừng nào. Loài thú thấy mình có nguy cơ bị tiêu diệt mới cùng nhau lên kiện giàng. Giàng đành phải xoay đầu gối của người lại như ngày nay.

Lại nói, lúc đầu vì có thể kiếm ăn rất dễ dàng nhờ hai đầu gối kỳ lạ kia, nên loài người sinh sôi nhanh chóng. Cua và rắn là hai con vật được người yêu thích đã hết sức giúp người kiếm ăn rồi mà vẫn không đủ. Chuối bảo: “Thế thì để ta nuôi chọ..”. Thế là nhờ có thân chuối, củ chuối, hoa chuối, quả chuối mà loài người sống được. Và cũng chính vì chuối nuôi người, nên người phải giống như chuối: Chuối ra buồng, chuối già, chuối chết và người đẻ con, người già, người cũng chết.
Lửa:

Khi mới sinh ra, loài người chưa có lửa dùng. Họ phải ăn sống nuốt tươi, khổ lắm. Lúc bấy giờ chỉ có loài chuột là giữ được lửa, nhưng nó giấu rất kín. Trời thương loài người, mới sai ve đến xin hộ. Ve đến, chuột không cho, chuột lại bắt ve nhắm mắt lại mỗi khi nó đánh lửa. Vì có mắt ở nách nên ve vẫn dò biết được cách lấy lửa của chuột. Được ve bảo cho cách lấy lửa, từ đó loài người mới có lửa dùng, không phải chịu cảnh ăn sống nuốt tươi như trước nữa.
Cây lúa:

Xưa kia, lúa ở sâu dưới biển. Vùng biển này đầy gió bão không ai đến nổi, chỉ có loài vắt là sống được ở đấy vì chúng có cái vòi bám rất chặt vào các kẽ đá. Thấy con người đói khổ không biết làm nhà cửa, gieo trồng gì, loài kiến thương lắm. Họ hàng kiến quyết định đi đến chỗ vắt xin hạt quý về cho người. Mới đầu vắt không chịu cho, kiến dỗ dành thế nào cũng không được, về sau kiến đành phải giả vờ nói là cho mượn rồi sẽ trả, vắt mới chịu.

Được kiến đem hạt lạ về cho, người mừng lắm. Họ đem các hạt ấy gieo thử trên đất ướt. Cây lúa mọc lên rất nhanh, cao như cây đa. Mùa đến, cây lúa ra những trái to, dài như trái bí đao, tỏa hương thơm ngát. Người mừng lắm, rủ nhau chăng những sợi chỉ từ rẫy về kho rồi hú gọi vang rừng. Nghe tiếng hú của người, những trái lúa tự theo dây chỉ lũ lượt kéo nhau về đầy sân, đầy nhà. Thời đấy, chỉ cần một vài hạt lúa đập ra nhiều mảnh, mỗi mảnh nấu được một nồi bung lớn. Loài người sung sướng lắm. Làng đông vui, chiêng trống hát hò vang động khắp cả núi rừng. Có một năm theo tiếng hú, lúa trở về lũ lượt. Thấy lúa về, có một con chó tự nhiên sủa ầm lên làm những hạt lúa sợ hãi rơi xuống đất vỡ nát hết ra.

Từ đó, hạt lúa trở nên nhỏ như bây giờ, cây lúa cũng phải gieo trồng vất vả lắm mới có được. Lúa chín, nó không tự về nhà theo dây nữa. Nhưng cho đến nay, người Xê Đăng vẫn còn thói quen chăng dây qua suối cầu mong lúa về nhiều mỗi khi mùa gặt đến.

Loài vắt nhớ nợ xưa vẫn cứ bám riết người đòi lại lúa quý. Người không trả được, chúng cứ hút máu mãi, hút hoài.
Nhà:

Ngày xưa người và khỉ là bạn thân của nhau, nhưng khỉ thường ranh mãnh hơn. Khỉ chiếm hết các hang đẹp để ở, lại làm chòi trên cây cao nữa. Nó không dạy người cách làm nhà. Thời ấy có con rùa (cokom) cũng là bạn của khỉ nhưng rất thương người. Rùa đứng lên cao và bảo: hãy lấy lá chuối, cành cây làm như người tôi đây này; bốn cái chân làm cột, cái mai làm mái, cái đuôi làm cầu thang và cái đầu làm cút (2). Người theo đó mà làm, quả nhiên có cái nhà thật đẹp trông y như con rùa. Lâu dần cái nhà sàn bây giờ ra đời.
Cây mía:

Cây mía buổi ấy nhiều lắm. Mía mọc đầy rừng núi Tây Nguyên, cây to và cao, bụi lớn như bụi lồ ô và không có bã có xơ. Dóng mía dài, rỗng bên trong, đầy nước ngọt lịm. Có một lần, lũ chồn đi ăn đêm đụng phải mía, mía gãy, nước ngọt dính đầy mặt, đầy đầu. Chúng giận mía lắm. Một buổi, chồn kéo cả họ hàng vào các làng lượm phoi nan đan gùi của người nhét vào ruột mía. Từ đó mía có bã, ăn phải nhai.
Củ mài:

Ngày xưa ở vùng người Xê Đăng người ta gọi củ mài là quả mài. Cũng như bầu bí, mài là giống dây leo mọc đầy rừng, ra quả chi chít. Bữa kia mụ Dạ Cróa đi hái quả mài. Quả mài nhiều, hái không xuể. Mụ tức lắm mới đi cắm tất cả các quả mài xuống lòng đất sâu. Và từ đấy quả mài trở thành củ mài. Muốn có mài ăn, người ta phải khoét khéo, đào thật sâu xuống đất mới tìm được.
Quả bầu đựng nước (3):

Thuở xưa, người Tây Nguyên sinh sống chủ yếu bằng quả bầu. Bầu bí mọc đầy rừng núi, nhất là bầu quả to tròn, ăn mát và thơm lắm. Về sau, có lũ chó sói đi kiếm mồi, vướng phải dây bầu nhiều, chúng tức lắm mới đái vào tất cả các quả. Từ đó, bầu trở thành đắng không tài nào ăn nổi ruột. Người tiếc mới lấy về bỏ ruột lấy vỏ làm đồ đựng nước. Thế là bầu đắng vẫn mãi mãi bên người (4).
(1) Ngọc Ang (Ngọk Ang): Tên địa phương của ngọn núi Ngọc Linh ở tỉnh Gia Lai – Kon Tum cao nhất Tây Nguyên (2.500m).

(2) Cút: Hình trang trí ở hai đầu nóc nhà vùng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Cút thường được làm theo hình sừng trâu, hình đầu chim…

(3) Một loài bầu ruột đắng, vỏ dùng để đựng nước.

(4) Có truyện cho bầu đắng cũng là do Dạ Cróa vắt sữa của mình vào.

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Bắc kim thang, cà lang bí rợ

Bắc kim thang, cà lang bí rợ

“Ngày xửa ngày xưa, ở một làng quê nọ, có hai người bạn làm nghề buôn bán cùng nhau. Một người...

Chú thỏ tinh khôn

Chú thỏ tinh khôn

Từ ngày xửa ngày xưa đồng bào người Việt gốc Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn thường kể...

Sự tích bánh chưng, bánh dày

Sự tích bánh chưng, bánh dày

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con....

Cái chết của bốn ông sư

Cái chết của bốn ông sư

Xưa có một người làm nghề kiếm mật ong và sáp nuôi thân. Hàng ngày ông ta đeo trên lưng một chiếc...

Từ Đạo Hạnh

Từ Đạo Hạnh

Ngày xưa, ở ngôi chùa Thiên Phúc, trên núi Phật Tích (Sài Sơn), gần tỉnh Sơn Tây, có một nhà sư trứ...

Đồng tiền Vạn Lịch

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước....

Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, cửa nhà sa sút....

Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng

Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng

Ngày xưa có một người học trò nghèo nhưng học giỏi, được Thiên đình rất chú ý. Trong sổ thiên tào...

Truyện xem nhiều nhất
Sự tích bánh chưng, bánh dày

Sự tích bánh chưng, bánh dày

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con....

Cây táo thần

Cây táo thần

Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn...

Cóc kiện trời

Cóc kiện trời

Ngày xửa ngày xưa, vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết...

Tại sao có tục: “Ăn trầu ngắt đuôi”

Tại sao có tục: “Ăn trầu ngắt đuôi”

Thuở ấy, ở xóm kia có chàng thanh niên và cô thiếu nữ rất xứng đôi vừa lứa. Cha mẹ của đôi bên...

Quạ và Công

Quạ và Công

Xưa con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm Công và Quạ ngồi...

Truyền thuyết thành Cổ Loa

Truyền thuyết thành Cổ Loa

  Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…