Sự tích nhẫn cưới
Sự tích nhẫn cưới - Truyện cổ Andersen
Chiếc nhẫn cưới là một trong số hiếm hoi những biểu tượng có tình toàn cầu nhất, nó được trao trong buổi lễ kết hôn trọng đại. Có quốc gia sẽ đeo vào ngón thứ tu của bàn tay trái nhưng cũng có quốc gia đeo nhẫn cưới vào ngón áp út bàn tay phải. Nhẫn cưới mang ý nghĩa " gắn kết " và "trọn đời" luôn luôn bất diệt trong mỗi cuộc hôn nhân...
Hầu hết người dân ở mọi quốc gia, dân tộc đều trao nhẫn cưới trong buổi lễ kết hôn trọng đại, đánh dấu một chặng đường mới kết nối hai cuộc đời mãi mãi. Chiếc nhẫn cưới được xem là biểu tượng của tình yêu trọn vẹn, là vật “thề non hẹn biển” của một cuộc hôn nhân. Cùng du hành ngược thời gian để tìm hiểu những câu chuyện ý nghĩa xung quanh vật đính ước này, bạn sẽ càng thêm trân trọng cuộc hôn nhân của mình.
Chiếc nhẫn cưới là một trong số hiếm hoi những biểu tượng có tính toàn cầu nhất. Hầu hết người dân ở mọi quốc gia, dân tộc đều trao nhẫn cưới trong buổi lễ kết hôn trọng đại, đánh dấu một chặng đường mới kết nối hai cuộc đời mãi mãi.
Nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu?
Biểu tượng đính ước này có khởi đầu từ sa mạc Bắc Phi cổ xưa, nơi các nền văn minh Ai Cập cổ đại phát triển phồn thịnh dọc theo bờ sông Nile màu mỡ. Chiếc nhẫn đầu tiên của nhân loại xuất hiện khoảng 4800 năm trước công nguyên, được làm từ cói, gai dầu, bấc và lau sậy xoắn bện vào nhau, đi cùng với một chiếc vòng lớn hơn để đeo ở cổ tay. Khoảng trống bên trong vòng tròn của nhẫn cưới không đơn giản là không gian, mà còn có ý nghĩa là “cánh cổng” mà đôi vợ chồng sắp bước đến. Nói “trước ngưỡng cửa hôn nhân” mang ý nghĩa sâu xa là như vậy.
Có phải nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út bàn tay trái?
Chúng ta đeo nhẫn cưới như cách mà nhiều vị tổ tiên của mình đã đeo từ hàng ngàn năm trước, trên ngón tay thứ tư của bàn tay trái, vì một niềm tin rằng các tĩnh mạch của ngón tay được nối trực tiếp đến trái tim. Tĩnh mạch này được gọi là “vena amoris”, theo tiếng Latin nghĩa là tĩnh mạch của tình yêu.
Người Trung Quốc lại cho rằng ngón cái là ngón tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ dành cho tình cảm anh chị em ruột thịt, ngón giữa là chính bản thân mình, ngón út là con cái của bạn. Vì thế, ngón áp úp chính là ngón dành cho người bạn đời. Còn trong đám cưới Do Thái, nhẫn cưới đeo trên ngón trỏ của cô dâu trong nghi thức lễ, đến cuối buổi lễ thì mới chuyển sang đeo ở ngón áp út bàn tay trái.
Tuy nhiên, ở một số vùng trên thế giới, nhẫn cưới lại được đeo ở bàn tay phải. Chẳng hạn, người Ấn Độ xem bàn tay trái là không may mắn, nên nhẫn cưới ở Ấn Độ thường được đeo ở tay phải. Tại một số nước châu Âu khác như Ba Lan, Đan Mạch, Áo, Latvia, Nga, Nauy, Bulgaria, Tây Ban Nha… nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út bàn tay phải.
Nhẫn cưới vàng xuất hiện từ khi nào?
Bạn đã biết chiếc nhẫn cưới đầu tiên của nhân loại làm từ cói và lau sậy, nhưng chiếc nhẫn cưới mà bạn biết thường là nhẫn vàng. Tại sao và từ khi nào, nhẫn cưới luôn là nhẫn vàng?
Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng nhận ra cói và lau sậy không thể bền lâu được, họ đã tìm kiếm những vật liệu thay thế như da, xương, hoặc ngà voi. Đến thời đại huy hoàng của nghệ thuật luyện kim, những chiếc nhẫn kim loại đầu tiên đã được chế tác từ đồng và đá quý.
Sự phát triển nhanh chóng của đồng tiền vàng ở châu Âu thời Trung Cổ đã khoác một chất liệu mới lên chiếc nhẫn cưới với vàng và những viên hồng ngọc đỏ (như trái tim), xanh ngọc bích (như bầu trời), và kim cương (bất hoại như thời gian).
Thời kỳ Phục Hưng trở lại mang theo sự “trống trị” của bạc trong tất cả các mẫu nhẫn cưới. Một chiếc nhẫn bạc khắc chữ tráng men màu đen được xem là “mốt” nhất thời bấy giờ.
Mãi đến thế kỷ XVII, vàng mới quay trở lại và chiếm lĩnh vị trí hàng đầu khi chế tác nhẫn cưới.
Cuộc du hành nhẫn cưới đã kết thúc tại đây. Ngày nay, nhẫn cưới đã đa dạng hơn rất nhiều về cả chất liệu lẫn kiểu dáng, nhưng ý nghĩa “gắn kết” và “trọn đời” của nhẫn cưới vẫn luôn luôn bất diệt trong mỗi cuộc hôn nhân. Vì thế, khi lồng vào tay chiếc nhẫn cưới, bạn hãy xác định thật vững vàng rằng mình sẽ vượt qua mọi thử thách để giữ cho cuộc hôn nhân này được toàn vẹn.
Nguồn: Sưu tầm
Chàng trai Gimi yêu say đắm cô gái Hath xinh đẹp. Vì xinh đẹp hơn nữ thần Venus nên bắt Hath phải chết....
Quỷ sứ xin Thượng Đế tạo ra một loài vật sống để giữ rừng nhưng thật ra Quỷ sứ muốn tạo ra...
Trong cuộc thi chạy đua, Nhím đã cố ý dùng gai nhọn để hãm hại các con vật khác. Các vị thần liền...
Một cô bé nhặt được một con gấu nhưng nó bị rách rất nhiều, có chỗ bông bị hỏng, bật tung ra,...
Khi trời mưa những đứa trẻ con người Nhật sẽ làm những con búp bê cầu nắng Teru Teru từ giấy trắng...
Lục Đức mất cha từ nhỏ, rất hiếu thảo với mẹ. Nên được vị thần râu tóc bạc phơ bày cho cách...
Hằng Nga là một cô vợ xinh đẹp, tốt bụng của Hậu Nghệ. Nàng có loại thuốc bất tử nhưng không...
Hằng Nga vì giải cứu bách tính mà bị liên lụy, bị nhốt ở cung trăng cô đơn đau khổ nên đã nói...
Sự tích ngày và đêm
Mặt Trăng làm rớt mũ của gà xuống mặt đất khiến gà mắc kẹt ở lại đó, mỗi ngày chỉ có thể...
Truyện cổ tích Bà chúa tuyết
Giecđa và Kay là hai người bạn thân thiết. Tuy nhiên, khi Kay bị mảnh gương vỡ của quỷ đâm vào tim...
Truyện cổ tích Ba chú heo con
Truyện Cổ Tích | BA CHÚ HEO CON | Truyện kể về ba chú heo con đã lớn nên tự đi xây nhà cho bản thân...
Sự tích quả bí ngô mặt cười Halloween
Tên Jack Hà Tiện vì tính láu cá tinh ranh ức hiếp con quỷ nên khi hắn chết lên thiên đường bị từ...
Cây thông non
Có một cây thông non sống trong một khu rừng nhưng luôn được ước mơ đi ra khỏi nơi ấy để đến...
Sự tích hoa phượng
Hoa phượng - loài hoa đỏ như muốn nói với mọi người rằng: tuy chết đi, nhưng năm người con vẫn yêu...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất