Sự tích cá he

Sự tích cá he - cổ tích loài vật Việt Nam

Ông sư vì muốn đắc đạo quyết tâm lên đường đi tìm Phật. Trên đường đi, ông đã giác ngộ được cho hai mẹ con Ác Lai và được Ác Lai gửi nhờ bộ lòng. Tuy nhiên, giữa đường ông đã bỏ xuống sông mà chính vì vậy không được đắc đạo khi gặp Phật. Sau đó, ông quay lại bờ sông tìm kiếm và biến thành loài cá he.


Ngày xưa có một nhà sư trẻ tuổi rất ngoan đạo. Sau hơn ba mươi năm khổ công tu luyện, sư thuộc lòng tất cả các kinh kệ nhà Phật, lại giỏi thuyết pháp. Vậy mà lâu rồi vẫn chưa được thành chính quả. Nhà sư bụng bảo dạ: “Phải đến đất Phật một phen mới có hy vọng thành Phật”. Nghĩ vậy, sư mới quyết chí tìm đường sang Tây Trúc.

Ðường đi từ nước nhà sang Tây Trúc ngày đó chưa có cách nào cho thuận lợi. Việc giao thông hầu hết là bằng đường bộ, mà đi bộ thì thật là muôn vàn nguy hiểm. Nhưng nhà sư trẻ tuổi quả quyết nhằm hướng tây tiến bước.

Cuộc hành trình đã được năm mươi ngày. Nhà sư đã nhiều lần lạc đường và mấy lần mê man vì sốt rét, nhưng nhờ được sự giúp đỡ nên đều qua khỏi, và vẫn cứ tiếp tục cuộc hành trình.

Một hôm, sư đến một khu rừng thì trời đã chiều. Sư cố bước dồn hòng tìm một nơi nghỉ vì trong người đã thấy ớn rét. May sao giữa rừng sâu, sư bỗng thấy một ngôi nhà. Nghe tiếng gọi cửa, một bà cụ già bước xuống sân. Sư tỏ ý định của mình là xin nghỉ nhờ một đêm. Nhưng bà cụ vừa thấy khách đã xua tay rối rít:

– Ði mau lên! Mau lên! Con ta mà về thì không còn tính mạng.

Sư đáp:

– Tôi bây giờ thật là kiệt sức, không thể nào bước được bước nữa. Nếu không cho tôi nghĩ thì cũng đành nằm liều trước cửa đây thôi.

Bà cụ bảo:

– Chao ôi! Con ta vốn là ác Lai hay ăn thịt người. Cố đi nhanh lên, bây giờ nó sắp về rồi đó.

Nhưng sư đã vứt tay nải, nằm vật xuống đất. Hai đầu gối va vào nhau chan chát. Bà cụ không biết nói thế nào nữa, đành nắm tay sư lôi vào trong nhà, bà cụ bảo sư phải cố giữ cho thật im lặng để tránh cái chết thê thảm. Ðoạn, bà cụ chất củi phủ lá rất kín đáo.

Trời tối hẳn thì ác Lai về đến nhà, tay xách một con mang. Hắn dừng lại ở chân thang và khịt mũi mãi. Hắn bảo:

– Có mùi thịt mẹ ạ

Mẹ hắn đáp:

– Thì chả là thịt mày mang về đây là gì?

– Không phải, thịt người. Con biết lắm. Có thịt người.

Bà cụ chưa kịp can thì hắn đã quẳng con mang lên sàn rồi chạy đi tìm. Chả mấy chốc, hắn đã lôi được nhà sư ngủ say như chết từ dưới hầm nhà mình.

Khi sư tỉnh dậy thì đã thấy ác Lai đang cầm một mũi mác lăm lăm ở tay. Hắn quát:

– Mày đi đâu?

Sư nhìn kỹ thấy hắn cũng không khác gì người thường bèn tỉnh táo đáp:

– Tôi đi tìm Phật.

– Tìm để làm gì?

Sư bây giờ mới nói rõ mục đích của mình. Rồi luôn miệng, sư giảng giải đạo từ bi cho hắn. Sư nói mãi, nói mãi, kể bao nhiêu ngày gian khổ của mình dọc đường, là làm sao được nhìn mặt đức Phật để được thành đạo. Sư nói khéo quá, đến nỗi mẹ con ác Lai đều cảm động đến rơi nước mắt. Thấy họ thành thật hối lỗi, sư cho họ biết là họ cũng sẽ trở nên “vô sinh vô diệt”, sẽ sống sung sướng trên Niết Bàn, nếu họ kiên quyết bỏ ác làm thiện. Tự nhiên mũi mác ở tay ác Lai rơi xuống sàn. Những đường nhăn hung ác lúc nãy bây giờ dịu lại.

Sáng hôm sau, khi sư sắp sửa lên đường thì mẹ con ác Lai vui vẻ sắp sẵn lương thực cho sư. Họ lại tiến đưa sư đi qua một ngọn núi đá. Khi sắp từ biệt, ác Lai hỏi:

– Tôi biết lấy gì mà dâng Phật đây?

Sư đáp:

– Tâm tức thị Phật, Phật tức thị tâm. Chỉ dâng tấm lòng mình là đủ.

Sư không ngờ ác Lai đã rút mũi mác nhanh như cắt, tự rạch bụng mình lôi ra cả một mớ gan ruột đưa cho sư và nói:

– Nhờ hoà thượng đưa hộ dâng lên đức Phật.

Sư lấy làm bối rối quá. Chỉ vì ác Lai hiểu nhầm lời nói của mình. Bây giờ biết làm thế nào đây. Cuối cùng sư ta đành nhìn vào cặp mắt của ác Lai gật đầu, nhận lời rồi gói bộ lòng của con người đáng thương đó lại và quảy quả lên đường.

Sư vừa đi được mấy ngày thì khu rừng rậm chấm dứt, biển lộ ra trước mặt mênh mông bát ngát. Nước trời một vẻ trông rất vui mắt, nhưng trong bụng sư thì chẳng vui chút nào. Món lễ vật của Ðức Phật đè nặng lên vai. Nếu chỉ có thế thì không gì lo ngại cho lắm. Khổ một nỗi là mùi thối của bộ lòng kia xông ra khó tả. Sư đã bọc nó ba tầng bốn lớp mà mùi thối vẫn nồng nặc. Sư lẩm bẩm:

– Như thế này thì các nhà quán dọc đường còn ai dám chứa mình.

Qua ngày hôm sau, không thể chịu nổi nữa, sư bèn vứt bộ lòng ác lai xuống biển.

Nhà sư đi mãi rồi cũng đến Tây Trúc. Nhưng khi phủ phục trước Phật Ðài nói lên nỗi thắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao có tiếng vọng xuống bảo:

– Còn thiếu một vật nữa mới thành chính quả.

Sư rất đỗi kinh ngạc, cố ngước mắt nhìn lên một tí. Trên cao vòi vọi sư thấy Ðức Phật ngự giữa toà sen sáng chói, sau lưng có bóng dáng hai người tựa hồ hai mẹ con ác Lai. Sư bỗng hiểu hết: Ðức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình rồi, còn mẹ con ác Lai nay đã thành chính quả chỉ nhờ sự ngộ đạo đột ngột và chân thành trong phút chốc. Sư nằm phục vị hồi lâu, trong lòng hổ thẹn vô cùng.

Nhà sư trẻ sau đó lại trở về chốn cũ tìm lại bộ lòng Tuy biển mênh mông và sâu kín, nhưng sư cũng cố lặn hụp để mong thấy lại món quà dâng Phật mà ác lai gửi cho mình. Sư nghĩ chỉ có làm thế mới dám nhìn lại mẹ con ác Lai và hy vọng gần gũi toà sen Ðức Phật. Sư bơi lên lặn xuống mãi. Sau đó sư hoá làm loài cá mà người ta vẫn gọi là cá he cũng gọi là cá nược hay có nơi gọi là cá ông sư. Vì cho đến ngày nay dòng dõi loài cá đó còn nào con nấy có cái đầu trọc như đầu ông sư và vẫn làm việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi hàng đàn, cứ lặn xuống nổi lên luôn, không chịu nghỉ.

Những người đánh cá còn nói loài cá he rất ghét những ai trêu chọc mình. Ai trêu chọc nghĩa là gợi lại chuyện cũ của tổ tiên chúng nó, chúng nó sẽ làm đắm thuyền rách lưới. Trái lại, ai khen ngợi, reo hò thì chúng sẽ lặn xuống nổi lên cho mà xem.

Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Sự tích con nhái

Sự tích con nhái

Truyện kể về một hòa thượng mang tiếng chân tu, chính vì thế Phật Bà Quan Âm thử lòng bằng một cô...

Sự tích chim hít cô

Sự tích chim hít cô

Chuyện về hai cô cháu nghèo khó sống nương tựa nhau. Một hôm khi mót được ít lúa và nấu nồi cháo,...

Gốc Tích Tiếng Kêu Của Vạc, Cộc, Dủ Dỉ, Đa Đa Và Chuột

Gốc Tích Tiếng Kêu Của Vạc, Cộc, Dủ Dỉ, Đa Đa Và Chuột

Cò và Vạc, Cộc, Dủ Dỉ, Đa Đa Và Chuột vốn là anh em thân thiết. Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi...

Tại sao trâu đen, bò vàng?

Tại sao trâu đen, bò vàng?

Trâu và bò là hai anh em kết nghĩa nhưng tính tình trái ngược nhau. Vì lười biếng không được trâu cho...

Sự tích con kiến Dương

Sự tích con kiến Dương

Chuyện về chàng họ Dương vốn lười biếng, keo kiệt. Nhờ sự giúp đỡ của thần núi vàng đã trở...

Sự tích Mèo và Chuột

Sự tích Mèo và Chuột

Chuột vốn được giữ kho lúa của Trời nhưng vì ham ăn nên đã bị đuổi xuống Hạ giới tiếp tục...

Sự tích con khỉ

Sự tích con khỉ

Sự tích con khỉ xuất phát từ gia đình trưởng giả nọ thấy cô người hầu được Phật giúp đỡ trở...

Sự tích ông Ba mươi

Sự tích ông Ba mươi

Phạm Nhĩ được biết đến là người có sức khỏe hơn người, nhưng trong một lần gây náo loạn nhà...

Truyện xem nhiều nhất
Sự tích con bọ hung

Sự tích con bọ hung

Sự tích con bọ hung hé lộ lý do bọ hung đi hốt phân vì đã truyền sai lệnh của nhà trời xuống trần...

Sự tích chó mèo ghét nhau

Sự tích chó mèo ghét nhau

Chó và mèo vốn chơi thân với nhau. Mèo có ơn với chó. Nhưng sau khi về ở với con người thì chó trở...

Sự tích hoa Mào gà

Sự tích hoa Mào gà

Sự tích hoa Mào gà - Câu chuyện cổ tích Việt Nam ý nghĩa kể về sự tích loài hoa Mào gà đồng thời...

Sự tích con Thạch Sùng

Sự tích con Thạch Sùng

Chàng Thạch Sùng từ một chàng trai nghèo khó trở thành một phú ông. Nhưng vì quá đắc ý tự mãn nên...

Sự tích con ve sầu

Sự tích con ve sầu

Người anh hết mực thương em mình còn người em ích kỉ hiểu lầm anh. Đến khi nhận ra đã quá muộn...

Sự tích con chuồn chuồn

Sự tích con chuồn chuồn

Chuồn Chuồn được giao nhiệm vụ trông coi thời tiết. Dù được Tò Vò nhắc làm tổ để đề phòng...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…