Nhất bên trọng, nhất bên khinh
– Trước kia anh có học hành được chữ gì không?
Anh ta trả lời: – Bẩm có ạ!
Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở góc sân, bảo:
– Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.
Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:
Bạch mã mao như tuyết
Tứ túc cương như thiết
Tướng công kỵ bạch mã
Bạch mã tẩu như phi
(Ngựa trắng lông như tuyết
Bốn chân cứng như sắt
Tướng công cưỡi ngựa trắng
Ngựa trắng chạy như bay)
Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.
Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thấy bên nặng bên nhẹ, liền nói chữ: “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Quan nghe nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.
Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc.
Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò. Quan nhìn ra sân, thất bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà cụ thế nào? Nhưng đã trót thì phải trét cũng ứng khẩu đọc:
Bà cụ mao như tuyết…
Quan gật đầu: – Ừ, được đấy!
Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:
Tứ túc cương như thiết
Quan cau mày: – Ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi!
Mừng quá, anh này đọc một mạch:
Tướng công kỵ bà cụ,
Bà cụ tẩu như phi.
Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói: “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”. Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba mươi roi nữa vào lưng cho cân.
Có anh chàng kia, tính rất khù khờ. Biết thế nên trước khi anh ta đi làm rể, mẹ anh ta đã đinh ninh dặn...
Một anh ngốc ra chợ mua được một đàn bò sáu con, ngồi lên lưng con đầu đàn rồi dắt cả đàn về....
Có cụ đồ nhà quê ra phố Vinh chơi, đi đường xa đến ngã tư, cụ mắc quá, đến chỗ bức tường tìm...
Giá trị của lời từ chối Hội phụ nữ Luân Đôn yêu cầu Bơcna Sô tặng hội một cuốn sách của...
Kinh nghiệm A. Dumas con chuẩn bị viết vở kịch đầu tiên Trà hoa nữ đã đến xin gặp cha mình hỏi...
Một điều đơn giản Trên chuyến tàu từ Châu Âu sang Mỹ, mọi người đều mệt mỏi vì bị sóng biển...
Nghi ông nhà văn quá Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở...
Phần giải lao Một phóng viên hỏi nhà văn Mark Twain, có phải ông vừa hoàn thành một vở kịch cho nhà...
Sophocle làm thơ Có lần Xô-Fốc ( Sophocle ), nhà soạn kịch vĩ đại Hy Lạp xưa ( 496 – 406 trước...
Nên ăn cá Mark Twain trả lại bản thảo cho một tác giả trẻ với lời nhận xét sau: “Bạn thân...
Thiếu Có lần nhà văn Moritj Saphir (1795-1858) là nhà văn hài hước nổi tiếng người Đức, cãi nhau với...

Ba trọc
Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường...

Biên tập giúp bố
Một nhà văn trẻ hậm hực kể với bạn: – Hôm qua, thằng cu nhà mình lẫm chẫm đi vào bếp đốt...

Con nít rắc rối
Trong giờ giải lao ở rạp chiếu bóng, một người đàn ông vào toilet và nhìn thấy một thằng bé đứng...

Con nít ranh
Một cậu bé chơi bóng, lỡ chân đá vỡ kính cửa sổ nhà nọ. Bà chủ nhà chạy ra giữ chặt quả bóng...

Cô giáo xinh nhưng không biết gì hết
Lần đầu tiên đến trường, Mỹ Dung khoe với bố mẹ: – Cô giáo con xinh lắm ạ. – Thế cô...

Khoảnh khắc tuyệt vời
Chú bé chạy vào tiệm tạp hóa ở góc đường: “Mau lên! Gấp lắm!” “Có chuyện gì thế?”...

Mèo mùa hạ
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông, Minh hỏi mẹ: – Mẹ, chúng ta người nào cũng mặc bao nhiêu...

Chuyện ở lớp học
Các lớp học lịch sử thường làm cho bọn trẻ buồn ngủ và do đó, cũng không mấy khó hiểu khi chúng...
Tổng hợp hàng ngàn truyện cổ tích Việt Nam và thế giới hay và ý nghĩa nhất. Truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, sự tích và truyền thuyết, truyện cổ grimm, thần thoại hy lạp, truyện cổ andersen,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất