Người thợ làm bánh
Người rán bánh thường bảo với người thợ:
– Anh nặn bánh làm việc rất ẩu, anh ta để vỏ bánh quá mỏng nên khi rán tôi phải hết sức khéo léo bánh mới không bị vỡ.
Người nặn bánh lại nói:
– Anh nhào bột hay để bột nhão nên rất khó nặn bánh, mà thưa ông chủ, anh rán bánh rất hay ăn vụng ở mẻ bánh đầu tiên.
Người nhào bột mách:
– Thưa ông, anh nặn bánh thường để tay bẩn khi làm việc, anh rán bánh rất hay nói xấu ông bà chủ, còn thằng múc nước, nó đang tòm tem con gái ông bà đấy ạ …
Anh múc nước thì chẳng nói gì, mỗi khi xong việc anh ta mắc võng nằm đọc sách.
Người thợ mỗi lần nghe mách như vậy đều bực lắm. Nhìn vẻ mặt của ba người giúp việc khi đến tố cáo, anh thấy hình như họ đều rất trung thực, đáng tin, đáng quý. Anh hứa sẽ chấn chỉnh ngay mọi việc.
Từ đó anh ta bắt đầu để ý, săm soi mọi việc. Tuy nhiên do khối lượng công việc quá nhiều, nên anh ta không thể theo sát tất cả các công đoạn được, vì vậy anh ta nghi ngờ tất cả.
Anh nghĩ: “Thằng rán bánh cái mặt tham thế kia thì chắc chắn là hay ăn vụng rồi, mắt gian mà mỏ nhọn thì việc nó nói xấu vợ chồng mình là có chứ không sai. Còn thằng nặn bánh, thằng này luộm thuộm, việc để tay bẩn là đúng đây. Thằng nhào bột … hừ .. thằng này làm việc bê bết thật, nhưng nó biết gét thằng nói xấu mình, cũng được. Còn thằng múc nước… giúp việc mà suốt ngày giả vờ sách với vở, không phải để lừa con gái mình thì là làm gì…hừm…lũ chúng mày…hỏng…hỏng ! phải quản lý thật chặt bọn này !!!”
Anh ta bắt đầu đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn với cả 3 người, duy có người nhào bột là được thả lỏng.
Một thời gian sau anh thợ làm bánh thấy những lời tố cáo ngày càng nhiều thêm từ ba người giúp việc, anh đi kiểm tra mặt này thì họ lại tố cáo nhau về mặt khác. Mỗi khi thấy họ nói chuyện với ai, anh đều có cảm giác họ đang làm gì gian dối hoặc có thể đang nói xấu anh. Chỉ có người múc nước thì vẫn vậy, xong việc lại bình thản mắc võng nằm đọc sách, mà anh lại thấy ngứa mắt nhất là người này.
Do suy nghĩ, nghi ngờ quá nhiều nên anh thợ làm bánh dần cảm thấy mệt mỏi, không buồn ăn, lúc nào cũng cảm giác mọi người đang chống lại mình, đang nói xấu mình, anh uất ức, thấy đau ngực, đau sườn. Cuộc sống của anh lúc này là những chuỗi ngày dài bực dọc.
Một hôm, đứng trước cửa nhà, anh thợ làm bánh thấy từ xa có một nhà sư khất thực đang tiến lại. Nhà sư dáng điệu trang nghiêm, bước đi rất thong thả nhưng vững vàng, vẻ mặt thanh thản với đôi mắt hiền hòa như một ông tiên thoát tục.
Sinh lòng kính ngưỡng, anh thợ làm bánh đi vào nhà cầm mấy chiếc bánh ra, cung kính đặt vào bình bát cúng dường.
Nhà sư không đi ngay mà chăm chú nhìn người thợ làm bánh rồi hỏi:
– Thí chủ có phải đang thấy trong người không được khỏe ?
– Vâng !
Anh thợ làm bánh ngạc nhiên nói ấp úng:
– Thời gian này quả thực con thấy trong người rất khó chịu, cứ đau ốm luôn… không biết… không biết … thầy…
– Bệnh này ta có thể chữa được, nếu thí chủ không ngại thì để ta bắt mạch xem sao.
– Vậy mời thầy vào nhà, xin thầy giúp con ạ.
Anh thợ làm bánh vui mừng rước nhà sư vào nhà.
Nhà sư để bình bát và tay nải xuống bàn, ngồi xuống, nhẹ nhàng đón lấy chén nước mà anh thợ làm bánh vừa rót vội, uống một hớp, xong ông từ từ đặt chén xuống và lấy trong tay nải ra một chiếc khăn mềm, gấp lại làm tư, đặt lên bàn. Ông cầm tay anh thợ, để ngửa cổ tay trên chiếc khăn, rồi đặt 3 ngón tay của mình vào các vị trí thốn, quan, xích, trầm ngâm nghe mạch. Chừng 3 phút sau nhà sư nhấc tay lên, nhìn anh thợ, nói:
– Thí chủ bị đau và tức ở hai vị trí ngực và sườn, bệnh này chữa ngọn không khó, nhưng gốc bệnh là do tâm nên chữa ngọn rồi lại phát. Nguyên nhân bệnh do uất ức lâu ngày mà gây ra, nếu không giải tỏa được thì bệnh không thể lành, lại có thể sinh thêm các bệnh khác.
Anh thợ hết sức ngạc nhiên trước tài năng của nhà sư. Anh kể hết mọi chuyện của gia đình, những phiền muộn mà 4 người giúp việc gây ra, sự nghi ngờ, mệt mỏi và uất ức của mình.
Nhà sư im lặng lắng nghe rồi nói:
– Như vậy nguyên nhân ban đầu là do sự nghi ngờ của thí chủ, nghi ngờ lâu ngày không được giải tỏa bị dồn nén lại nên sinh ra bực dọc, uất ức mà thành bệnh.
– Dạ, quả thật con rất nghi ngờ bọn chúng, thằng nào trước mặt con cũng khép nép, vâng lời, nhưng không biết sau lưng con bọn chúng làm bậy bạ những gì, mà chúng nó tố cáo nhau ngày càng nhiều thầy ạ.
Nhà sư lặng lẽ suy nghĩ, rồi ông đưa tay chỉ vào lọ đường mà anh làm bánh để ở góc nhà:
– Thí chủ hãy mang lọ đường kia lại đây.
Anh làm bánh hơi ngạc nhiên nhưng cũng đứng dậy, cầm lọ đường mang đặt lên bàn.
Do nhà làm bánh, lúc nào cũng cần đường nên lọ đường chỉ được đậy nắp sơ sài, có đàn kiến bâu quanh miệng lọ, vài con còn chui hẳn vào bên trong, quanh lọ có vài chú ruồi, đậu rồi lại bay.
Nhà sư nói:
– Thí chủ hãy quan sát lọ đường này, thí chủ có biết vì sao đàn kiến và lũ ruồi bâu quanh lọ không ?
– Dạ, vì chúng ngửi thấy mùi đường, thích ăn đường nên chúng bâu quanh ạ.
– Vậy bây giờ thí chủ làm cách nào để đuổi ruồi và kiến đi ?
Người thợ làm bánh liền lấy khăn lau thật sạch lọ đường và vặn chặt nắp lại, nhưng chỉ một lát sau lũ ruồi lại bay quanh còn đàn kiến thì tiếp tục leo lên.
– Bây giờ thí chủ làm thế nào ? – nhà sư hỏi
– Dạ, con không biết ạ.
Nhà sư đứng dậy, lặng lẽ cầm lọ đường bước ra sân, đổ hết đường đi , lấy nước rửa và lau sạch lọ đường. Quả nhiên, kiến và ruồi không còn bâu vào lọ nữa. Nhà sư bảo anh thợ làm bánh:
– Sự tức giận và nghi ngờ của thí chủ cũng giống như đường ở trong lọ. Thí chủ đã biết do ruồi và kiến thích mùi đường nên bâu quanh, vậy những người kia chính vì thích nhìn thấy thí chủ tức giận và nghi ngờ người khác nên mới đến tố cáo. Nếu trong thí chủ không còn tồn tại dạ nghi ngờ và lòng tức giận thì sự tố cáo kia cũng như lũ ruồi nhặng, dần bay đi hết thôi. Khi xung quanh không còn đàn kiến nhộn nhạo, lũ ruồi ồn ào, thí chủ sẽ được tĩnh tâm, và trong 4 người làm, ai hơn ai kém, sai, đúng thế nào thí chủ sẽ thấy dễ dàng như soi gương vậy.
Nói rồi nhà sư viết một đơn thuốc đưa cho người thợ làm bánh:
– Ta viết cho thí chủ thang thuốc này để trị ngọn của bệnh, còn gốc bệnh thì thí chủ phải tự chữa từ tâm mình thôi.
Nhà sư từ biệt ra đi, miệng ngâm mấy câu thơ:
Lâu ngày uất ức, khổ mà thôi
Biết gốc giờ đây chữa được rồi
Quyết xét việc làm hay xác thực
Không nghe lời nói ngọt đầu môi
Xuyên khung, Thần khúc, cùng Chi Tử
Thương truật lại thêm Hương phụ bồi
Mỗi thứ đem cân, đều số lượng
Sắc lên uống đủ bệnh liền trôi
Người thợ làm bánh từ đó nghe theo lời khuyên của nhà sư khất thực, uống thuốc và bỏ ngoài tai những lời dèm pha, tố cáo lẫn nhau của người làm, bản thân chăm chỉ đi xem xét công việc. Quả nhiên sau một thời gian, thấy ông chủ dửng dưng, thản nhiên khi nghe mình nói tố người khác, ba anh giúp việc có tật xấu bỗng giật mình, có cảm giác hình như ông chủ biết tất cả những việc xấu của mình, nên không dám dèm pha nhau nữa mà bắt đầu chú tâm vào công việc. Bệnh của anh thợ làm bánh cũng do đó mà khỏi hẳn.
Có một con Lừa luôn tự cho mình là thông minh. Nó ao ước làm được một chuyện kinh thiên động địa....
Một con Muỗi rất muốn trở thành Chúa sơn lâm, bèn nghĩ: “Trong khu rừng này Sư tử là Chúa sơn lâm,...
Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn...
Ông chủ lùa một con Lợn béo, một con Dê và một con Cừu lên xe ngựa mang ra chợ. Người trong thôn thấy...
SƯ TỬ VÀ LỪA Một hôm Sư tử kiêu hãnh đi xuống một cánh rừng, các loài thú vật nhìn thấy đều...
Một con chim Gáy gặp một con Cú Mèo. Chim Gáy hỏi: – Chị định đi đâu đó? Cú Mèo nói: –...
Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón...
CON CÁO VÀ CÁI BÓNG Một con cáo tinh thần đang vui vẻ thèm ăn rời hang đi tìm mồi. Khi nó chạy, nắng...
Lừa và ngựa
Có chú Lừa đi cùng một con Ngựa trông sang trọng bảnh bao lắm. Trên lưng ngựa chỉ có bộ yên thồ hàng,...
Con Cá Và Cần Câu - Bàn Về Cách Nghĩ Và Thái Độ Sống
Câu chuyện Con cá và cần câu là câu chuyện ngụ ngôn xưa, tùy từng giai đoạn nó được chế tác thành...
Anh hề và người nông dân
Một hôm, một nhà quí tộc giàu có khai trương nhà hát của ông ta và cho mọi người được vào xem mà...
Người thợ rèn và con chó
Một người thợ rèn có một con chó nhỏ, rất được chủ cưng chiều và luôn bầu bạn cùng ông. Khi ông...
Tái Ông Thất Mã
Truyện ngụ ngôn “Tái ông thất mã” hàm chứa nhiều đạo lý uyên thâm, triết lý sự đời may rủi...
Người săn chim, gà gô và gà trống
Một người săn chim vừa chuẩn bị ngồi vào bàn ăn bữa chiều đạm bạc chỉ toàn rau thì bỗng dưng...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất