Hoàng Kim Ốc

Thư trung hữu hoàng kim ốc ở Đông Thành có một cây gạo lớn, cành lá rườm rà. Đêm đến, bọn ma hợp nhau bàn câu chuyện thế gian. Có chuyện nực cười, cũng có chuyện ghê gớm lắm. Thỉnh thoảng có một vài chuyện éo le, ma thuật lại vừa rơi nước mắt. Những đêm như thế, người ta bảo rằng:?Ma kêu gào thảm thiết vì đói lạnh?; thực tình, ma rên xiết vì chuyện thế gian mà người không rõ. Có một độ ma nói chuyện với nhau về một cái nhà vàng lạ lùng ở Tân Thanh. Cái nhà toàn bằng vàng, ở trong có đủ thứ bửu vật. Ma thuật chuyện ấy cho nhau nghe, và bảo rằng cái nhà quý báu hiện có trên thế gian. Thổ công nằm nghỉ, xem trăng trong cái liêu1 bên cạnh cây gạo, nghe chuyện cũng cho là lạ lắm. Vì chính ông ở trong cuộc đất mà không hay biết điều kỳ lạ ấy bao giờ. Ngay đêm ấy ngài đến chơi đức Thành hoàng bổn cảnh để hỏi xem có tin tức về câu chuyện của ma nói không? Thành hoàng lại ngạc nhiên hơn nữa. – Ông còn không rõ, tôi thì đi đâu mà biết được. – Ngài bảo Thổ công như thế. Rồi cùng nhau đem việc lạ ấy hỏi Đông trù tư mệnh. Đông trù nghe hai ông khách, lại tưởng chuyện trong sử Phong thần, cười và nói: – ấy, các ông hãy kể nốt câu chuyện cho tôi nghe. Thấy hai ông kia ngơ ngác, bấy giờ mới suy ra là chuyện thực. Đông trù thú thật rằng, chưa biết việc ấy bao giờ. – Tôi tra xét việc thế gian, năm năm tâu lên Thượng đế, mà không thấy một việc lạ như thế, cũng không nghe ai nói đến. Vả lại ở thế gian, nếu có lâu đài vĩ đại, bất quá chỉ làm bằng đá bằng cây, chạm trổ đủ hình, đủ kiểu. Xưa lắm thì độ năm sáu nghìn năm, chớ có nghe đâu nhà toàn bằng vàng như các ông bảo. Âu chúng ta nên hỏi Nam tào giữ sổ nhân gian, chắc có lẽ biết được hết cái lạ trong quá khứ và vị lai vậy. Cùng nhau lên xe mây, để vân ngưu kéo về thiên đình, thì bỗng gặp một nhà tu hành kỳ quái, không biết ở đâu lại, thinh không hiện ra giữa chừng không trung. Các thần đều hỏi: – Ông là ai? Chúng tôi chưa được biết? Người lạ đáp: – Tôi sống trong một thế giới khác, nên các ngài không biết được. Nhưng về sau rồi các ngài có thể biết. 1. Cái liêu: chưa rõ là cái gì. Các thần hỏi: – Vậy ông đến chúng tôi có việc gì? Người lạ đáp: – Đây cũng vừa nghe, các ngài bàn việc lên trên kia hỏi một vị thần khác giữ sổ thế gian, xem cái nhà vàng ở đâu. Tôi sợ các ngài đi xa nhọc nhằn mà sẽ không kết quả gì, vì chắc chắn trên kia, vị thần mà các ngài đến hỏi chuyện cũng không thấu rõ cái kỳ quan đó. Các thần nhìn nhau, rồi hỏi: – Thế ông có cách gì cho chúng tôi biết không? Người lạ gật đầu rồi dẫn các thần trở lại thế gian, về làng Tân Thanh. Đến đây thì trời rạng đông, các ma đã tản lạc theo đêm tối về phương khác. Người lạ rút trong tay áo ra một hạt ngọc trong như thuỷ tinh, hạt ngọc chiếu những tia sáng tinh anh. Rồi cho những tia sáng ấy rọi về phía người lạ trỏ, cho các thần chăm chú, tức thì cách đó ba dặm, trong một cảnh thật huyền ảo, cái nhà vàng rực rỡ xuất hiện giữa một vườn cây kỳ dị. Các thần rú lên: – Đích rồi! Hoàng kim ốc! Vừa nói xong, hạt ngọc và người lạ bỗng dưng biến mất. Các thần nhìn nhau, không biết mình hãy còn chiêm bao như kẻ tục, hay là, đấy là một sự thực hiển nhiên. Nhìn về chốn huyền ảo khi nãy, thì chỉ thấy ánh sáng ban mai nhuộm hồng những chót cây cổ thụ và cánh đồng phẳng lì, mạ xanh rợn sóng. ở đấy rải rác một vài nóc nhà, và chính nơi cái nhà vàng vừa thấy, thì lại là một túp lều tranh không đẹp. o O o Chàng thư sinh đặt viết xuống bàn, cất một quyển sách rồi đi nghỉ. Nằm trên phản, lim dim thì mang máng thấy trên xà nhà có ba gương mặt nhìn xuống mình như dò xét. Chàng nhận được một gương mặt đen như nhọ chảo, nhưng không có vẻ ghê gớm lắm, một gương mặt trắng như phấn dồi, môi đỏ như bôi son, có râu mép uốn cong, râu cằm suôn đuột, vẻ như vui cười, tươi mãi, và gương mặt thứ ba xám nắng, vẻ đạo mạo, nghiêm trang, đầu đội mũ vàng, chàng cho đấy là một vị đại thần thời nào. Chàng dụi mắt, để tưởng mình không mê muội, hoặc bị một ám ảnh. Dụi xong thì không thấy gì cả. Nhưng trên bàn bên cạnh, quyển sách khi nãy bỗng cất lên không, những trang tự lật ra từng tờ, và bình mực tự nó bắn cái nắp ra một lúc rồi tự nó sập lại như trước. Chàng dụi mắt lần nữa, để chắc mình không phải chiêm bao; ngồi nhổm dậy, thì đâu đấy yên lành. Chàng nằm xuống trở lại mơ mòng sắp ngủ, thì tai nghe văng vẳng những tiếng bàn cãi xôn xao. Tiếng nghe xa xôi dần dần, chàng chỉ mơ hồ như nhận được một câu: – Thị phi tất cả, đâu có lẽ như thế được. Chàng mòn mỏi, hơi thở đều đều, rồi an giấc. Đông trù cằn nhằn Thổ công: – Hắn ta chỉ là một anh học trò khó, nghèo xơ xác, mà lại bảo ở nhà vàng. Mộng mị quá, thật là mộng mị. Thế này tôi phải không nghe ông mới được. Trọn mấy hôm ròng, tôi phí cả việc tôi mà đi với các ông. Trong mấy hôm việc lành dữ của thế gian đã chồng đống trên bàn mà chưa kiểm điểm và ghi một việc nào. Thành hoàng cũng bực mình: – Tôi bỏ qua hết ba cuộc lễ kỳ yên rồi còn gì. Một ở Tân Trung, một ở Tân Bình và một ở Hưng Khánh. ở Hưng Khánh thì lớn hơn cả, có hát bộ ba chầu và tế đủ các thứ con sinh. Ông Thành hoàng thôn ấy lại ân cần mời, tôi định thế nào cũng dự, mà rồi phải thất hứa. Thổ công vuốt râu cười hắt: – Các ông sao nóng nảy. Chúng ta hãy tìm cái ông Đạo sĩ hôm trước, mà hỏi lại manh mối thì khắc biết. Ba vị thần trở lại chốn nhà tranh. Chàng thư sinh nằm thiêm thiếp ngủ. Ông Đạo sĩ lạ lùng đương bách bộ trước sân. Đêm trăng, gió thổi chập chờn những cành đốm hoa trắng. Bấy giờ thấy ba ông đến thì Đạo sĩ mừng rỡ đón mời: – Các ông đến đây. – Đạo sĩ nói – trong lúc vừa được rảnh, định tìm các ông, thì các ông lại đến. Hay quá! Thổ công liền hỏi: – Ông là gì của hắn mà ở đây? – Thổ công trỏ vào chàng thư sinh. – Tôi là thần đăng đây. Tôi là cái đèn, cùng người ấy làm việc đã ngót hai mươi năm. – Thế còn cái nhà vàng? – Chính ở đây. – Ở đây? – Vâng. Thổ công và hai vị thần ngơ ngác nhìn chung quanh, cố tìm, rồi lại nhìn nhau mà cười: – Chắc ông mị chúng tôi? – Không phải, nhưng phải có viên ngọc của người ấy mới xem thấy được. – Viên ngọc hiện giờ hắn để đâu? – Thổ công hỏi. Thần đăng đáp: – Cũng không chừng, dường như khó định lắm; những đêm nào chàng thức khuya cùng tôi làm việc, nghĩa là tôi phải đem ánh sáng cho chàng mãi, và chàng thì mài giũa sự gì trên trang giấy trắng. Khi chàng ngồi nghĩ, tự những trang giấy ấy xuất hiện một hạt ngọc; lúc bấy giờ lấy ngọc ấy mà soi, tự nhiên xuất hiện?hoàng kim ốc?. o O o Từ đấy, mỗi đêm chàng thư sinh nghe như có ai thơ thẩn trước sân. Nhưng khi mở cửa trông ra thì chỉ thấy bóng trăng trên những chiếc lá mướt. Lúc trở vào, chàng hơi là lạ về chiếc đèn bỗng nhiên sáng rõ khác thường. Hiện trạng ấy chỉ thoáng qua, rồi thì đâu đấy lặng lẽ, bình thường. Chàng không để ý đến nữa. Một đêm, nhằm mùa hoa dạ lý nở, mùi hương bay toả một vùng. Chàng nghe mình bồn chồn rạo rực về một nỗi nhiệm màu nào, rồi cảm giác ấy tăng gia từng phút. Chàng không còn là chàng của thời khắc trước nữa. Chàng nghe mình đi vào một cõi sống khác, mà sự thăng bằng đổi hẳn cái thăng bằng của hàng ngày. Chàng thấy chàng nhẹ nhàng có thể chơi trên mặt nước, có thể lướt qua những lá liễu, đùa những làn hương và tia sáng. Chàng ghi trên tờ giấy những cảnh chàng đương ngắm, chàng vẽ con đường chàng đương đi, con đường huyền bí… Lúc bấy giờ, ngọn đèn tự nó dài ra mãi, tượng thành một dạng người, rồi lìa cái thân bằng sành, Đạo sĩ hiện ra nhè nhẹ, bước lại cửa. Thổ công và hai vị thần kia đã chực hờ ngoài cửa, Đạo sĩ gọi vào. Bấy giờ trên những trang giấy vừa khô, có một vật gì trong sáng xuất lộ. Chàng thư sinh, như mệt mỏi sau một cuộc thôi miên, gục đầu thiêm thiếp trên bàn. Thần đăng cầm hạt ngọc trao cho Thổ công và các vị thần xem. Những tia sáng chiếu ngời, rực rỡ. Thần đăng lại bảo soi những tia sáng kỳ diệu ấy vào vừng trán cao của chàng thư sinh. Các thần y theo, tức thì không còn thấy chàng thư sinh đâu nữa. Giữa không gian, xuất hiện một cái nhà vàng, trong một cảnh lạ. Các thần đang ở trong cái nhà vàng ấy mà không hay biết. Bấy giờ đưa nhau đi xem, thì thấy không biết bao nhiêu là bửu vật nhiệm màu. Có vật các thần nhận ra được, nhưng có vật các thần phải chịu là không thể nào hiểu biết tính chất… … Như thế không biết độ bao lâu, mé ngoài có tiếng gà gáy; các vị thần vội vã trở ra, tiếc đành bỏ dở cuộc xem kỳ thú ấy. Một tiếng động, chàng thư sinh cựa mình. Các thần vội vã lánh đi và xô nhau chen một kẹt cửa. Chàng thức giấc, thấy mình mỏi mệt lạ thường, đầu choáng váng. Ngọn đèn hết dầu đã tắt từ lâu. Chàng đứng dậy loạng choạng, đi lại giường. Tay sờ trán như sờ một vết thương. Chàng lẩm bẩm: – Dại khờ quá, để sương vào mà không hay, hẳn là bị cảm. Khi qua một cửa sổ còn mở; nhìn ra thì lại thấy ba gương mặt hôm trước, tự khoảng trống khung cửa nhìn chàng như lo lắng. Chàng vỗ trán để xua đuổi một giấc mê nào, thì những gương mặt ấy biến mất

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Vì sao chú gà trống lại gáy?

Vì sao chú gà trống lại gáy?

Ngày xưa, gà trống có một bộ lông thật là sặc sỡ, đẹp lộng lẫy. Trong khi đó, công chỉ có một...

Hưng Đạo Đại Vương

Hưng Đạo Đại Vương

Ngày xưa, về đời nhà Trần, ở đất Nam Định, có An Sinh vương phu nhân, chồng là anh ruột của vua Trần...

Gươm Ông Tú

Gươm Ông Tú

Năm ấy, có một tên bạo chúa ở vùng biển xa bỗng nhiên kéo quân đánh lên vùng rừng núi của người...

Cổ Tích Bốn Mùa

Cổ Tích Bốn Mùa

Khi Mùa Xuân chuẩn bị ra đi thì Mùa Hè đến. Mùa Hè mang đến cho Mùa Xuân một bó hoa hồng rất đẹp...

Vì sao ngỗng có thói quen ngủ sát nhau?

Vì sao ngỗng có thói quen ngủ sát nhau?

Ngày xưa, có một người hết sức giàu có, muốn sống một cuộc đời ăn uống thỏa thích, nên ngày hai...

Sự tích Khỉ đít đỏ

Sự tích Khỉ đít đỏ

Ngày xưa, có một người giàu nứt đố đổ vách mà tính tình lại rất bủn xỉn, hà tiện và hết sức...

Ông Quan chăn trâu

Ông Quan chăn trâu

Mãi đến ngày nay, dân làng vẫn luôn nhớ ơn Bùi Cầm Hổ, một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí...

Sự tích cái ống nhổ

Sự tích cái ống nhổ

Ngày xưa có một nhà sư già nổi danh là một vị đại đạo đức chơn tụ. Vì danh tiếng Ngài được...

Truyện xem nhiều nhất
Sự tích bánh chưng, bánh dày

Sự tích bánh chưng, bánh dày

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con....

Cây táo thần

Cây táo thần

Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn...

Cóc kiện trời

Cóc kiện trời

Ngày xửa ngày xưa, vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết...

Quạ và Công

Quạ và Công

Xưa con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm Công và Quạ ngồi...

Tại sao có tục: “Ăn trầu ngắt đuôi”

Tại sao có tục: “Ăn trầu ngắt đuôi”

Thuở ấy, ở xóm kia có chàng thanh niên và cô thiếu nữ rất xứng đôi vừa lứa. Cha mẹ của đôi bên...

Truyền thuyết thành Cổ Loa

Truyền thuyết thành Cổ Loa

  Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…