Ếch Và Chuột

Ếch Và Chuột

Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 10734

Một con chuột nhắt phiêu lưu chạy dọc theo bờ ao ở đó có một con ếch sinh sống. Khi Ếch nhìn thấy Chuột, nó bơi vào bờ và ộp ộp kêu: “Không vào chơi với...

Cáo Cụt Đuôi

Cáo Cụt Đuôi

Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 8304

Một con Cáo bị mắc bẫy, sau nhiều lần giật mạnh đau đớn vùng vẫy thoát ra được, bèn chạy đi. Nhưng nó phải bỏ lại cái đuôi đẹp đẽ của nó lại trong...

Gã Keo Kiệt

Gã Keo Kiệt

Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 8197

Một gã keo kiệt chôn vàng ở một nơi bí mật trong vườn nhà. Hàng ngày, gã ra chỗ đó, đào vàng lên và đếm từng thỏi một để kiểm tra xem có còn đủ hay không....

Một kẻ hợm hĩnh

Một kẻ hợm hĩnh

Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 5998

Anh Gà Trống bay lên đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. – Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Chị Vịt thấy thế liền hỏi. – Bầu trời là cái...

Bài học đầu tiên của Gấu con

Bài học đầu tiên của Gấu con

Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 24536

Ngày chủ nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu mẹ dặn: – Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ...

Suy bụng ta ra bụng người

Suy bụng ta ra bụng người

Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 5830

Suy bụng ta ra bụng người Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo: –...

Chó và người đầu bếp

Chó và người đầu bếp

Ngày đăng: 24/02/2019 - Lượt xem: 6807

Một người nhà giàu mở tiệc lớn, anh ta mời nhiều bạn bè và những người quen biết. Nhân dịp này con chó của anh ta cũng tự cho mình quyền được mời một con...

Advertisement

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện đả kích, châm biếm phê phán đước tính xấu của con người mang tới chúng ta những bài học sâu sắc, luôn hướng tới những giá trị sống Chân – Thiện – Mỹ.  

Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện dân gian thường kể lại những câu chuyện để dạy dỗ con người về cách đối nhân xử thế. Với phép ẩn dụ hoặc nhân hóa qua hình tượng của con người hay loài vật về một chủ đề thể hiện quan điểm nhân sinh, một thực tế hiện đang diễn ra trong xã hội hay thậm chí những thói hư tật xấu của chính con người nhằm phê phán những điều xấu trong xã hội. Truyện ngụ ngôn những câu chuyện đả kích, châm biếm phê phán đước tính xấu của con người mang tới chúng ta những bài học sâu sắc, luôn hướng tới những giá trị sống Chân – Thiện – Mỹ.


Nhân vật chính trong truyện ngụ ngôn thường là đối tượng nào?


Truyện ngụ ngôn có điểm giống với thể loại truyện cổ tích khi các nhân vật chính được nhắc đến thường là các loài vật, các loài cỏ cây; hay những yếu tố vô hình, thân thể con người và thậm chí là cả bộ phận trên cơ thể, tính cách. Một số tác phẩm có thể kể đến với những hình tượng nhân vật nêu trên như: cây sậy và cây ô liu, gió và mặt trăng, người cha và các con trai,… Tuy nhiên vẫn có sự phân biệt rõ ràng giữa truyện cổ tíchtruyện ngụ ngôn khi truyện cổ tích với các nhân vật thường liên quan đến cuộc sống của nguồn truyện kể khác với thể loại ngụ ngôn thường mang nhiều ý nghĩa về các bài học dành cho người nghe. Đó là những bài học về đạo đức, về cách ứng xử đối với mọi người xung quanh qua những triết lý được chứa đựng trong câu chuyện đó.

Các tình tiết mâu thuẫn, xung đột trong truyện ngụ ngôn không chỉ được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hành động mà còn thông qua lý lẽ của nhân vật. Chẳng hạn, đó có thể là xung đột giữa giữa hai hoặc nhiều con vật với nhau vì có những mối thù địch trước đó như trong Sói và Cừu. Hay từ sự mâu thuẫn về tranh chấp lãnh thổ, quyền lực để dẫn đến chi tiết cao trào của câu chuyện như trong Chuột nhà – Chuột đồng. Với cách thức thể hiện xung đột này, người nghe, người đọc không quá khó để có thể hiểu được những hành động, những lí lẽ của nhân vật chính. Điểm đặc biệt khác ở truyện ngụ ngôn là khi thiên về các lý lẽ nhiều hơn là về tình cảm, cảm xúc.
 

Kết cấu của truyện ngụ ngôn


Kết cấu của truyện ngụ ngôn chứa đựng những đặc trưng nhất định mà bạn có thể dễ dàng nhận biết được so với các thể loại khác. Trước hết đó là những tình huống, hoàn cảnh trong câu chuyện đều được dẫn dắt một cách chi tiết, cụ thể để người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt được câu chuyện. Từng nhân vật đều được khắc họa một cách rõ nét với những lời thoại được đầu tư cẩn thận từ đối thoại đến cả độc thoại, nếu có hành động các nhân vật chính thường hành động nhanh chóng, mau lẹ.

Với kết cấu này, truyện ngụ ngôn đã được nhận xét bởi nhiều tác giả như sau. Theo La Phôngten truyện ngụ ngôn sẽ bao gồm hai phần chính là về câu chuyện và phần bài học. Và trong một số câu chuyện, những bài học được hiện rõ ra bên ngoài thông qua những lời nói. Còn theo tác giả Đông Tây đã nhận xét về kết cấu của ngụ ngôn như sau “Các nhời quy tram, khi thì ăn luôn theo vài bài, chỉ như gợi cái đại ý ra; khi thì đứng lìa rời hẳn ra ngoài như để kết thúc lại; lúc thù dàn ngay trên đầu bài như nhời giáo đầu; lúc thì dồn ở dưới cuối như cái khung đóng bài vậy. Có nhiều nhời trâm quy có thể lấy ra mà dùng như những câu tục ngữ, ca dao được,…”.

Và với kết cấu đơn giản của mình đôi khi chỉ thông qua một tình huống, một tình tiết, một tiểu cảnh nhưng giá trị của truyện ngụ ngôn lại nằm ở những bài học, những giá trị chứa đựng bên trong mà người đọc, người nghe cần suy ngẫm.
 

Tính chất của truyện ngụ ngôn


Xét về mục đích, truyện ngụ ngôn được sáng tác với mục tiêu đem đến những triết lý, những bài học về con người, về xã hội. Đó có thể là những bài học về cách đối nhân xử thế hoặc là những bài học nhằm phê phán những hiện thực xấu không được diễn ra.

Xét về đặc điểm tính chất, thể loại ngụ ngôn vừa có tính dân gian vừa có tính văn học thể hiện qua cách dùng lời văn và những nghệ thuật miêu tả đặc sắc.

Xét về đặc điểm thực hư của truyện có thể khẳng định câu chuyện chứa đựng trong nội dung của ngụ ngôn đều là sản phẩm của sự tưởng tượng. Điểm này hoàn toàn khác biệt với truyện cổ tích khi được đan xen giữa thực tế và tưởng tương kỳ ảo. Tuy nhiên, câu chuyện kể trong ngụ ngôn vẫn có sự chọn lọc nhất định trong nhân vật, trong hoàn cảnh của câu chuyện sao cho hợp lý.
 

Giá trị nội dung và ý nghĩa của truyện ngụ ngôn


Một trong những nội dung của truyện ngụ ngôn là để phê phán những sai lầm, những thói hư tật xấu của con người (tính kiêu căng, hợm hĩn, dối trá, thiếu trung thực,…) nhằm muốn chúng ta có được những bài học về đạo lý, về kinh nghiệm sống. Mà tiêu biểu là truyện Đẽo cày giữa đường.

Bên cạnh đó, truyện con lên án bản chất xấu xa của giai cấp thống trị; của kẻ ác, kẻ xấu để thể hiện rõ tính chất đối lập của hai kiểu nhân vật. Qua đó những hành vi sai trái của giai cấp thống trị, hay những hành động ỷ mạnh hiếp yếu bị vạch trần.