Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Tình cảm gia đình là tình cảm hết sức thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người từ lúc sinh ra. Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phát triển. Vì ý nghĩa đó mà ca dao có câu: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” muốn khuyên nhủ rằng đã là người cùng một nhà thì hãy biết yêu thương và giúp đỡ nhau, cùng chia niềm vui nỗi buồn cùng nhau và đừng đấu đá, ganh ghét lẫn nhau khiến người ngoài thêm chê cười.
Mối quan hệ giữa câu Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau với tình cảm gia đình
Người Việt Nam nói chung luôn rất coi trọng tình cảm gia đình và câu ca dao đã so sánh tình anh em với một hình ảnh cụ thể và dễ hiểu để lời khuyên thấm vào lòng người biết bao nhiêu. “Khôn ngoan đối đáp người ngoài” ý muốn nói là để đối đáp, so bì thiệt hơn. Còn vế sau thì ông cha ta lại so sánh hình ảnh con gà thật thú vị nhưng cũng thật gần gũi biết bao nhiêu. Gà cùng một mẹ cũng như là anh em trong một nhà. Động từ “đá nhau” chính là muốn nói về những sự bất đồng, xích mích giữa các anh em trong một gia đình. Đã là anh em cùng chung một dòng máu, sống trong một gia đình thì có chuyện gì cứ từ từ bàn bạc với nhau để tìm ra một cách giải quyết có lý nhất và hợp tình nhất. Vì là “gà cùng một mẹ” nên chúng ta phải biết nhường nhịn nhau, nghe nhau nói rõ mọi chuyện để tìm ra một lối thoát tốt nhất cho đôi bên.
Sống trên đời không có ai là có thể hoàn hảo được cả, nhưng quan trọng hơn hết là ta biết được những điểm yếu của bản thân để có thể tìm cách khắc phục. Điều này đặc biệt quan trọng đối với anh em trong gia đình vì mỗi người sẽ có mỗi tính cách khác nhau. Cuộc đời lúc thăng lúc trầm, khi đói khi nó, lúc đủ lúc thiếu,…đã làm anh em thì ở những giai đoạn đó tất cả chúng ta phải biết quan tâm đến nhau, không nên so đó tính toán thiệt hơn làm gì. Mỗi hoàn cảnh sống có thể thay đổi được nhưng tình nghĩa anh em trước sau vẫn như một. Dù cho anh mình em mình có như thế nào đi chăng nữa thì anh em vẫn phải yêu thương nhau như chân tay của nhau, mà đã là chân tay thì chúng ta không thể nào vứt bỏ nó được. Việc đùm bọc yêu thương lẫn nhau là việc làm tất yếu vì tình cảm anh em là tình cảm ruột rà. Để có được một tình anh em keo sơn một nhà là một điều hết sức đáng trân trọng và nhà nào cũng mong muốn có được điều đó.
Khi được sinh ra là “gà cùng một mẹ” thì cần phải học cách nhìn ra giá trị và biết trân trọng tình cảm anh. Cần rèn luyện tình yêu thương, giúp đỡ và cách chăm sóc bênh vực anh em của mình. Tình nghĩa anh em giúp chúng ta vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống. Có anh có em bên cạnh như là có những người bạn giúp ta vượt qua sóng gió, luôn bên cạnh ta mỗi khi ta cảm thấy cô đơn. Trong truyện cổ tích Việt Nam cũng có rất nhiều câu chuyện về tình cảm anh em như trong “Sự tích trầu cau”. Câu chuyện kể về tình anh em cảm động giữa hai anh em họ Cao, họ đã nhường nhau bát cháu duy nhất, khiến cô con gái thầy đồ cảm động, đem lòng yêu và thành vợ người anh. Nhưng vì hiểu lầm người em đã bỏ đi, tình nghĩa anh em sâu nặng đã khiến cho đất trời thương xót, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá vôi, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt.
Bài học từ câu nói Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Không phải anh em nào cũng biết yêu thương nhau. Trên thực tế, vẫn có những anh em ruột không biết thương nhau, hay cãi cọ khiến ba mẹ rất buồn phiền, không thuận hòa và ganh tị vì người này hơn mình. Đó là những con người không hiểu tình anh em ruột thịt là quý báu biết chừng nào, họ sẵn sàng chà đạp lên tình cảm thiêng liêng ấy chỉ vì tài sản, chỉ vì lợi ích của cá nhân mình. Thậm chí, có rất nhiều án mạng thương tâm giết nhau hay đánh nhau đã xảy ra từ chuyện anh em trong gia đình tranh chấp đất đai, tài sản của ba mẹ để lại. Cũng có vài người do không được giáo dục từ nhỏ, dẫn đến không nhận thức được cái quý giá của tình nghĩa anh em. Trong truyện Ăn khế trả vàng, người anh vì lòng tham độc ác mà đã bị người đời lên án và nhận một kết cục bị thảm là bị bỏ xác giữa biển khơi. Những kẻ không biết trân trọng tình cảm anh em ruột thịt đều phải trả một cái giá rất đắt.
Để tình cảm gia đình thêm êm ấm, ta cần phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa các anh chị em trong nhà. Ba mẹ cũng cần dạy dỗ các con phải biết yêu thương, nhẫn nhịn, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau từ khi còn bé và rất cần đối xử công bằng với các con để các con không thấy bị thiên vị, từ đó tình cảm giữa anh em sẽ dần dần lớn lên theo thời gian cùng nhau sống tốt hơn. Anh em trong nhà mỗi khi có xảy ra vấn đề thì cần cùng ngồi lại lắng nghe nhau, anh giận thì em bớt lời để tránh gây chuyện cãi vả, xích mích. Tình cảm anh chị em trong nhà cũng sẽ được vun đắp hơn qua những hành động nhỏ nhoi mà ta ít khi chú ý như bữa cơm ngày cuối tuần sum họp đầm ấm, hay những buổi dã ngoại với nhau, cùng nhau đi mua sắm, ăn uống,…Mỗi người góp một ít, nhường nhịn nhau một ít sẽ xây dựng được một gia đình vui vẻ hạnh phúc.
Tình nghĩa anh em thực sự là một thứ tình cảm thiêng liêng gắn bó mật thiết và đôi khi còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tính toán thiệt hơn. Những ai được sinh ra trong gia đình có nhiều anh em nên khắc sâu câu ca dao: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” này vào trong lý trí để biết trân quý anh chị em của mình hơn bao giờ hết. Đừng vì lòng ích kỉ, vì một chút quyền lợi cá nhân mà sẵn sàng dứt bỏ tình nghĩa anh em ruột thịt của mình.
Bài học và ý nghĩa câu tục ngữ Há miệng chờ sung
Câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung” tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc khéo chúng...
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - Câu nói xây dựng một truyền thống tốt đẹp
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư là một phương châm sống của mỗi người chúng ta để sống đúng...
Tại sao người ta hay nói: “Người tính không bằng trời tính”?
Tục ngữ mới có câu: “Người tính không bằng Trời tính” và sự thành công hay thất bại...
Bình tĩnh nào các con, không chuyện gì là không giải quyết được!
Người trẻ vẫn đang học trở thành người lớn. Và người lớn có lẽ cũng nên biến mình trở lại...

Ý nghĩa câu Chó chui gầm chạn không phải ai cũng biết
Câu tục ngữ “Chó chui gầm chạn” cũng được thể hiện bằng nghĩa đen và nghĩa bóng tương...

Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau muốn khuyên nhủ rằng đã là...

Bài học giá trị từ câu thành ngữ “Im lặng là vàng”
Im lặng là vàng hàm ý muốn khuyên mỗi người trong giao tiếp nên biết giữ im lặng, không nên...

Vãn tình là ai? Tác giả Vãn tình có những sách nổi tiếng nào?
Với những ai đam mê văn học, những dòng tiểu thuyết dạt dào cảm xúc, không ai là không nghe qua cái...

Bài học cuộc sống từ câu chuyện về con ếch, con voi, và bọ chét
Hôm nay, hãy cùng Cotich.net khám phá chủ đề quan trọng này thông qua 3 bài học cuộc sống từ câu chuyện...

Bài học và ý nghĩa câu tục ngữ Há miệng chờ sung
Câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung” tuy ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc khéo chúng...
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Truyện xem nhiều
Truyện mới nhất