Giải thích ý nghĩa câu bao giờ cho đến tháng Mười

Câu “Bao giờ cho đến tháng Mười” là một câu nói của ông bà ta thời xa xưa. Vậy ý nghĩa thực sự của câu nói đó là gì? Cùng khám phá để biết được những ẩn ý sâu xa bên trong một câu nói tưởng chừng đơn giản.

Ý nghĩa của câu “Bao giờ cho đến tháng Mười”

Tháng Mười cũng như tháng Ba vậy là một trong những tháng được nhắc đến khá nhiều trong văn hóa dân gian và văn hóa đương đại. Có rất nhiều người thắc mắc rằng tháng Mười có gì đặc biệc mà được người ta mong chờ nhiều đến thế, cứ thi thoảng lại hỏi: “Bao giờ cho đến tháng Mười” mà không phải là những tháng khác trong năm? Có thể thấy được mô típ câu hỏi “bao giờ cho đến tháng…” đã được sử dụng rất nhiều trong văn hóa dân gian.

Tháng 10 là tháng được mong chờ

Ví dụ như bài đồng dao “Bao giờ cho đến tháng Ba”, tháng Ba chính là khoảng thời gian cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, có nhiều thay đổi về thời tiết và khí hậu. Ở đây, tháng Ba được dùng để tượng trưng cho những khao khác đổi mới những thứ cũ kĩ trong cuộc sống. Mở đầu bài đồng dao là một câu hỏi tu từ thể hiện rõ rệt sự mong mỏi ấy nhưng sau đó lại là những hình ảnh ngược đời, chẳng bao giờ xảy ra trong thực tế như càng tô đậm hơn những tâm tư muốn được bứt phá của con người.

Không chỉ tháng Ba mà tháng Mười cũng được nhắc đến trực tiếp như là một mong ước về sự thay đổi tích cực về cuộc sống của những người nông dân xưa. Chưa dừng lại ở văn hóa dân gian tháng Mười còn là chủ đề của truyện và phim hiện đại vởi câu chuyện của tác giả, đạo diễn Đặng Nhật Minh – cha đẻ của “Bao giờ cho đến tháng Mười” – một kiệt tác kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam.

Không những thế tháng Mười còn được người ta mong mỏi chờ đợi bởi vì tháng 10 còn là một trong những tháng có nhiều ngày lễ nhất trong năm như ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10), ngày Giải phóng Thủ Đô (10/10), ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10), ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) và một ngày lễ mới được hưởng ứng từ nước ngoài là ngày Halloween (31/10). Chính vì những lí do đó mà tháng Mười được nhiều người mong mỏi đến thế.

 “Bao giờ cho đến tháng Mười” còn được biến tấu thành một bộ phim kinh điển

Bộ phim “Bao giờ cho đến tháng Mười” là con đẻ của tác giả, đạo diễn Đặng Nhật Minh được chính tay ông viết kịch bản. Tính đến nay đã là 35 năm kể từ ngày bộ phim được ra mắt lần đầu vào năm 1984. Ngày 15/8/2008, “Bao giờ cho đến tháng Mười” được CNN (viết tắt của Cable News Network – Mạng Tin tức Truyền hình Cáp) đánh giá là một trong những bộ phim Châu Á hay và xuất sắc nhất mọi thời đại.

Câu nói được biến tấu thành một bộ phim nổi tiếng

Bộ phim mang nhiều bản sắc dân tộc và làm tăng thêm vẻ đẹp cao cả trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, một bộ phim thành công xuất sắc của điện ảnh Việt Nam những năm đầu thập niên 80. Bộ phim này đã trở thành một kiệt tác kinh điển của điện ảnh Việt Nam sau chiến tranh và giành nhiều giải thưởng quốc tế. Để làm nên một kiệt tác kinh điển như vậy thì đạo diễn Đặng Nhật minh đã phải có cho mình một phong cách riêng biệt trong nền điện ảnh, ổng chỉ làm những bộ phim do chính tay ông viết kịch bản, và đặc biệt là dù riêng biệt nhưng vẫn mang màu sắc dân tộc, ông luôn hướng đến những thân phận con người bình dị trong xã hội.

Kịch bản của bộ phim “Bao giờ cho đến tháng Mười” được ông viết từ những trải nghiệm thực tế, vừa là nỗi đau của gia đình ông (bố ông đã hy sinh trong chiến tranh) vừa là nỗi đau của rất nhiều gia đình mất con, và hàng trăm ngàn người phụ nữ trở thành hòn vọng phu chờ chồng trở về nhà. Câu chuyện ấy diễn ra ở một làng quê nghèo, với những dòng sông, với cánh đồng lúa, với sân đình, chiều chèo, miếu Thành Hoàng, … thấm đẫm những không gian văn hóa Bắc Bộ.

Nội dung bộ phim xoay quanh một người phụ nữ tên Duyên phải mang trong mình nỗi đau chồng đã hi sinh sau chuyến đi thăm chồng ở biên giới. Chị chôn giấu bí mật đau khổ này đặc biệt là đối với người cha già đang có bệnh nặng. Chỉ có thầy giáo Khang người đã cứu chị khi chị bị ngã xuống sông mới biết được chuyện chồng chị đã hi sinh. Để an ủi cha, chị đang nhờ thầy giáo Khang viết thư gửi về gia đình để mang lại niềm vui cho gia đình, còn nỗi đau thì một mình chị chịu đựng. Đến khi người cha cảm thấy mình không thể sống bao lâu nữa thì mới bảo Duyên gọi điện cho chồng về để gặp lần cuối. Đến lúc này, thì tin chồng chị đã mất không thể giấu được nữa, …

Một bộ phim về nỗi đau và sự hàn gắn, về sự mất mát của người ở lại và lòng bao dung của người đã ra đi đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả vì sự sáng tạo của đạo diễn đến diễn xuất tinh tế của diễn viên. Một bộ phim mang đậm bản sắc và tâm hồn người Việt Nam nên “Bao giờ cho đến tháng Mười” xứng đáng được bình chọn là một kiệt tác kinh điển mọi thời đại.

Qua đó, mọi người cũng có thể thấy được tại sao có câu “Bao giờ cho đến tháng Mười” bởi vì tháng Mười chứa đựng rất nhiều mong đợi về thay đổi tích cực trong cuộc sống và tháng Mười cũng là một trong những tháng có nhiều lễ nhất năm.


Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Lời bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn tuy rất giản dị nhưng lại mang ý nghĩa thật to lớn, bài ca dao...

Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Bao giờ cho đến tháng ba là một bài ca dao hay miêu tả một bức tranh phong phú về thế giới tự nhiên...

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Có thể nói rằng câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là một lời dạy bảo, răn đe...

Bài đồng dao cho thiếu nhi: Ba bà đi bán lợn con

Bài đồng dao cho thiếu nhi: Ba bà đi bán lợn con

Ba Bà Đi Bán Lợn Con là cuốn sách nằm trong Bộ sách “Cùng bé học đồng dao” của tác giả Hà Hoa sưu...

Top 5 cuốn sách hay nhất về ca dao tục ngữ Việt Nam

Top 5 cuốn sách hay nhất về ca dao tục ngữ Việt Nam

Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, ca dao tục ngữ Việt Nam vốn đã trở nên rất gần gũi và thân...

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Từ xa xưa, ông cha ta đã cho ra đời câu thành ngữ sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong...

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”, đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da...

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Giải thích thành ngữ: Mua may bán đắt

Trong kinh doanh buôn bán mọi người thường hay chúc nhau rằng “Mua may bán đắt!” Vậy thành ngữ này...

Truyện xem nhiều nhất
Những bài đồng dao dân gian Việt Nam hay nhất dành cho thiếu nhi

Những bài đồng dao dân gian Việt Nam hay nhất dành cho thiếu nhi

Những bài đồng dao dân gian Việt Nam thường là những bài thơ, câu vè có vần điệu vui nhộn, hóm hỉnh,...

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Phân tích bài ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”, đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da...

Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm

Truyện cậu bé Tích Chu - bài học đắt giá cho sự quan tâm

Truyện cậu bé Tích Chu kể về một cậu bé ham chơi không quan tâm đến bà của mình. Đến khi cậu nhớ...

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Giải thích thành ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Từ xa xưa, ông cha ta đã cho ra đời câu thành ngữ sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong...

Ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám - câu chuyện về lòng lương thiện của người Việt

Ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám - câu chuyện về lòng lương thiện của người Việt

Tấm Cám là truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ và đem đến nhiều ý nghĩa...

Sự tích quả dưa hấu và ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng

Sự tích quả dưa hấu và ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng

Sự tích quả dưa hấu là câu chuyện dân gian quen thuộc với mỗi người Việt Nam nhưng ẩn sâu trong đó...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…